Đánh giá mức độ hài lòng của NB về thái độ phục vụ của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng của bệnh viện nội tiết trung ương năm 2020 (Trang 30 - 50)

Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của NB về thái độ phục vụ của điều dưỡng Với kết quả điều tra này cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh là rất cao 93,4%, trong quá trình khảo sát nhiều người bệnh chia sẻ “Các anh chị bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện rất nhiệt tình, chỉ dẫn đến từng phòng khám, buồng bệnh. Trong khi khám, điều trị, tiêm truyền còn hỏi han, chia sẻ động viên chúng tôi”. Bên cạnh đó có 6% người bệnh không hài lòng vì điều dưỡng có thái độ thờ ơ, quát mắng. Đây cũng là việc cần phải chấn chỉnh và là bài học kinh nghiệm cho nhân viên y tế trong cách ứng xử và tiếp xúc với người bệnh và người nhà NB

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ điều dưỡng tại BVNTTW 2.3.1. Các yếu tố bên ngoài bệnh viện

* Bối cảnh quốc tế và sự thay đổi vị thế của điều dưỡng

“Trong thời gian qua những chính sách về nghề điều dưỡng đã có tác động lớn tới chất lượng đội ngũ điều dưỡng nói chung và đội ngũ điều dưỡng BVNTTW nói riêng. Điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại học đang trở thành yêu cầu tối thiểu để được đăng ký hành nghề và được công nhận là điều dưỡng chuyên nghiệp giữa các quốc gia khu vực ASEAN và trên toàn thế giới. Thiếu điều dưỡng xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển như Nhật, Đức, Đài Loan… Nhu cầu về chăm sóc điều dưỡng gia tăng, kể cả ở nước do sự gia tăng dân số già và các bệnh mãn tính làm tăng nhu cầu chăm sóc tại nhà và tại các cơ sở y tế[6].”

Chính sách về đào tạo điều dưỡng đại học, sau đại học, chính sách về phân hạng chức danh nghề nghiệp, chính sách về thi đua khen thưởng và các danh hiệu cao quý của nhà nước (Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú) đã tạo động lực

cho đội ngũ điều dưỡng phấn đấu học tập và làm việc tốt hơn.

* Chính sách phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng của Đảng và Nhà nước

“Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra định hướng: “Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế”[12].

Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản liên quan đến công tác điều dưỡng “Đến năm 2020 đạt 30% tổng số điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại học”[9].

Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế quy định: “Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo qui định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo qui định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”[10].

Theo Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định: đến năm 2018 không thực hiện đào tạo điều dưỡng trung cấp, đến năm 2021 không tuyển dụng điều dưỡng có trình độ trung cấp và đến năm 2025 đảm bảo 100% điều dưỡng công tác tại các cơ sở y tế có trình độ từ cao đẳng trở lên[12].

Tất cả các chính sách này có tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ điều dưỡng. Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã phê duyệt các chính sách về định hướng phát triển NNL cũng như quy định cụ thể về cơ cấu trình độ đào tạo và hướng dẫn cách thực hiện.

* Sự phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng khoa học công nghệ trong y tế

Hiện nay Bệnh viện đang triển khai mua các máy móc, trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bênh, xây dựng các phần mềm khám bệnh thông minh và quản lý thuốc, vật tư tiêu hao khi sử dụng cho người bệnh, điều này cũng đòi hỏi người điều dưỡng phải năng động, nắm bắt các kỹ thuật, công nghệ khi chăm sóc người bệnh.

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sự biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp… Mô hình bệnh tật thay đổi với sự xuất hiện ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm kết hợp với sự gia tăng dân số, nguy cơ già hóa dân số cao tuổi và chi phí điều trị cao đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành y tế nói chung và cho BVNTTW nói riêng. Tình trạng quá tải người bệnh và quá tải công việc làm cho ĐD không có nhiều thời gian giao tiếp với người bệnh, điều này dẫn tới nguy cơ sai sót chuyên môn. Do vậy, việc điều chỉnh khối lượng công việc của ĐD thông qua áp dụng các giải pháp chống quá tải BV; tăng số lượng ĐD để áp dụng đúng tỉ số ĐD trên số giường bệnh và tỉ lệ ĐD trên số bác sĩ là những khâu đột phá quan trọng nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD trong những năm tới.

2.3.2. Các yếu tố bên trong bệnh viện *Quan điểm của lãnh đạo bệnh viện

“Thực tế cho thấy dịch vụ do bác sĩ cung cấp tạo nên thương hiệu và uy tín của bệnh viện, còn dịch vụ do điều dưỡng cung cấp làm tăng chỉ số hài lòng của người bệnh. Lãnh đạo BVNTTW đã đánh giá đúng những giá trị mà đội ngũ điều dưỡng mang lại

Đánh giá mức độ hài lòng của NB như sau:

( Nguồn: Báo cáo 10 chỉ số chất lượng CSNB năm 2020) - 82,35 % NB hài lòng khi sử dụng các dịch vụ CSSK tại BV - 86,28% NB sẽ trở lại khám chữa bệnh khi có nhu cầu

- 82,35% NB sẽ giới thiệu cho những người khác có nhu cầu đến bệnh viện khám chữa bệnh

*Nguồn lực tài chính của Bệnh viện:

BVNTTW là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, thực hiện theo Nghị định 43/2006/CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Do trong mấy năm qua và những năm tiếp theo, Bệnh viện phải trả khoản nợ vay ngân hàng để xây dựng cơ sở mới, đồng thời phải mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại cơ sở mới này nên nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển nhân lực nói chung, cho đội ngũ điều dưỡng nói riêng bị hạn chế.

*Quy hoạch, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ điều dưỡng

Bệnh viện đã có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, đào tạo nâng cao và bổ nhiệm đầy đủ các điều dưỡng trưởng . Từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện đã

kết hợp với Trường Cao đẳng y tế Hà Nội mở 6 lớp cho điều dưỡng trung cấp học lên Cao đẳng, khuyến khích điều dưỡng cao đẳng học lên đại học, cử toàn bộ các điều dưỡng trưởng học trên đại học. Đây là sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ điều dưỡng của BV.

Năm 2020, Bệnh viện đã tuyển dụng đầy đủ nhân lực điều dưỡng vào viên chức cho các khoa, đây cũng là một động lực giúp đội ngũ điều dưỡng ổn định và thêm gắn bó với nghề

Ngoài ra việc đào tạo cập nhật kiến thức nâng cao trình độ đều được tổ chức hàng năm, có thuận lợi BV là đầu mối đào tạo của chương trình quốc gia về bệnh đái thao đường chính vì vậy điều dưỡng của BV được học rất kỹ và học nhiều lớp chăm sóc NB nội tiết - RLCH

Bảng 2.7. Kết quả đào tạo ngắn hạn cho điều dưỡng qua các năm 2015-2019 Nội dung đào tạo Số lớp Số lượt người tham gia

Kiểm soát nhiễm khuẩn 3 300

Kỹ năng giao tiếp- GDSK 08 400

An toàn người bệnh 3 150

Chăm sóc bàn chân 2 100

Tiêm an toàn 2 270

Đổi mới phong cách phục vụ 2 100

Chăm sóc NB nội tiết - RLCH 10 500

Tổng 10 1820

Theo bảng 2.7, trong 05 năm từ 2015 – 2020 Bệnh viện tổ chức nhiều lớp lớp đào tạo ngắn hạn với 1820 lượt điều dưỡng tham gia với các chủ đề phong phú từ chuyên môn đến giao tiếp ứng xử và kiểm soát nhiễm khuẩn.

*Chế độ đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc

Bệnh viện thực hiện đầy đủ chế độ lương, tiền trực, phụ cấp phẫu thuật/thủ thuật và các khoản thu nhập tăng thêm khác cho cán bộ viên chức nói chung và đội ngũ ĐD nói riêng.

Bệnh viện triển khai môi trường BV xanh sạch đẹp và văn minh trong giao tiếp ứng xử. Điều này sẽ làm cho các điều dưỡng thấy thêm yêu nghề, yêu môi trường làm việc.

“Kết quả khảo sát cho thấy đa số điều dưỡng của BVNTTW có nhận thức tốt về vai trò trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh với tỷ lệ 97%. Đội ngũ điều dưỡng của Bệnh viện chủ yếu ở độ tuổi dưới 40 tuổi nên có nhận thức đầy đủ sự cần thiết việc học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng với yêu cầu chuẩn hóa trình độ theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ hài lòng của điều dưỡng đối với công việc hiện tại là rất cao với mức điểm trung bình là 4.6 đạt tỷ lệ 92%, điều này cho thấy đội ngũ điều dưỡng BVNTTW luôn yêu nghề, tự tôn nghề nghiệp, xác định gắn bó với công việc chăm sóc và theo dõi người bệnh, gắn bó với bệnh viện. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng BVNTTW trong thời gian tới.

Tuy nhiên vẫn còn 7% điều dưỡng chưa nhận thức đúng vai trò, chức năng nghề nghiệp của mình và 8% điều dưỡng chưa hài lòng với công việc hiện tại, đòi hỏi các nhà quản lý tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để giúp học có nhận thức nghề nghiệp đúng đắn và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chương 3

BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐIỀU DƯỠNG BVNTTW 3.1. Bàn luận

3.1.1. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

3.1.1.1. Về sức khỏe

“Mặc dù đặc thù của nghề điều dưỡng đa số là nữ giới, nhiều người đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ, tuy nhiên đội ngũ điều dưỡng đã đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ hàng ngày và thường trực ngoài giờ hành chính, chịu được áp lực công việc cao góp phần để hoàn thành tốt công việc được giao. Sức khỏe của ĐD được đánh giá tương đối tốt thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đội ngũ điều dưỡng BVNTTW với độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao, là lực lượng lao động trẻ với sự năng động, nhiệt huyết và khỏe mạnh. Có được điều này là do cá nhân họ tự nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe nên họ luôn tự ý thức rằng bản thân phải có sức khỏe tốt thì mới chăm sóc tốt cho người bệnh và làm tròn trọng trách của người làm nghề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thêm vào đó là sự quan tâm đúng mực, kịp thời của Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện đã tổ chức các hoạt động thăm khám sức khỏe toàn diện theo định kỳ; thể thao, văn nghệ; thăm hỏi lúc ốm đau; tham quan, du lịch hàng năm. Tất cả góp phần nâng cao sức khỏe, tinh thần nhằm tái tạo sức lao động và nâng cao năng suất lao động cho cán bộ viên chức trong toàn Bệnh viện.

3.1.1.2. Về trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc

“Đội ngũ điều dưỡng đều có hiểu biết tốt về chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện và bản thân. Đa số nắm vững kiến thức chuyên môn và quy trình điều dưỡng, đánh giá đúng tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc và can thiệp điều dưỡng; thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; thành thạo trong sử dụng thiết bị và dụng cụ y tế thông thường.”

“Trong những năm gần đây công tác điều dưỡng là một mặt công tác quan trọng trong Bệnh viện, là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc và nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Lãnh đạo Bệnh viện đã tạo điều kiện tối đa để động viên khuyến khích điều dưỡng đi học nâng cao trình độ, số lượng điều dưỡng trung cấp năm 2015 chiếm 77,8 % đến nay đã được học lên cao đẳng, các lớp tập huấn về chuyên ngành mở ra liên tục. Đội ngũ điều dưỡng BVNTTW đã góp phần quan

trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và nâng cao chỉ số hài lòng của người bệnh. Có 91,2% người bệnh và người nhà người bệnh hài lòng với năng lực chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng.”L

3.1.1.3. Về đạo đức nghề nghiệp

“Đa số ĐD có trách nhiệm, luôn đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác trong công việc và là những con người cần cù chăm chỉ, chịu được áp lực công việc; được đánh giá cao trong việc chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc, đều là những người có ý thức kỷ luật tốt và là những người có thái độ cư xử chuẩn mực đối với đồng nghiệp cũng như đối với người bệnh và người nhà người bệnh.”

“Có 93,4% người bệnh và người nhà người bệnh hài lòng với tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ điều dưỡng, thể hiện quy tắc ứng xử, thái độ phục vụ người bệnh của điều dưỡng tốt, luôn thực hiện đúng 12 điều quy định về y đức và lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, đồng thời thực hiện tốt quy định tiêu chuẩn đạo đức người điều dưỡng.”

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Đội ngũ điều dưỡng có độ tuổi trẻ chiếm khá cao nên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác còn hạn chế.

- Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ rất thấp (2,0/1) so với quy định (3-3,5/1)

- Trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tỷ lệ vẫn còn nhiều cao (44,5%), tuy nhiên đây là tỷ lệ điều dưỡng trung cấp đang học cao đẳng hoặc đã học xong nhưng chưa có bằng. tỷ lệ này thấp hơn nhiều só với trung bình chung của các tỉnh vùng miền núi, vùng khó khăn như Bến Tre 84,8% , Hà Tĩnh 82,3% (tính cả tuyến xã)[183] ; tỷ lệ điều dưỡng đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học còn thấp. Đây là đội ngũ trong thời gian tới phải có kế hoạch đào tạo để nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo lộ trình đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội Vụ - Bộ Y tế quy định tại Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015.

- Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quy định pháp luật trong lĩnh vực khám chữa bệnh có liên quan còn hạn chế; năng lực chuyên môn thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu; năng lực tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng của bệnh viện nội tiết trung ương năm 2020 (Trang 30 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)