1. Đặt vấn đề
3.3. Thực trạng chăm sóc sản phụ tại khoa
* Các hoạt động theo dõi:
- 100% Điều dưỡng trong khoa đã theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh nếu thấy mạch nhanh, huyết áp hạ thì báo bác sỹ ngay, theo dõi dấu hiệu sinh tồn 5 phút, 30 phút đến 3h/lần hoặc đo theo y lệnh của bác sỹ. Nếu dấu hiệu sinh tồn của người bệnh ổn định thì theo 2 lần/ ngày cho đến khi người bệnh ra viện.
Qua quan sát và đánh giá của điều dưỡng: 94% Điều dưỡng thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Theo dõi mức độ chướng bụng xem người bệnh có kèm theo buồn nôn và nôn không, nếu có thì theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc của chất nôn.
- Theo dõi tình trạng vết mổ, tình trạng dẫn lưu bụng,
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của nước tiểu/ 24 giờ và ghi đầy đủ các thông số vào sổ theo dõi.
- Theo dõi tình trạng đánh hơi, xem bụng của người bệnh có chướng không. - Theo dõi những tác dụng phụ của thuốc, những biểu hiện bất thường của bệnh nhân.
* Giảm đau cho người bệnh:
100% số người bệnh Sau mổ rất đau đặc biệt mổ UTNMTC là một cuộc mổ lớn vì vậy người điều dưỡng luôn có mặt kịp thời khi người bệnh cần, cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái. Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh. Tuy nhiên đôi khi người bênh kêu đau thì điều dưỡng mới sử dụng thuốc, chứ chưa dùng thuốc giảm đau theo phác đồ thời gian.
* Vận động sớm sau mổ:
100% số người bệnh đều được hướng dẫn, hỗ trợ vận động sớm sau mổ. Ngày thứ hai sau mổ cần cho người bệnh ngồi dậy, trong trường hợp người bệnh không thể ngồi dậy được cần thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân, cứ 1-2 giờ phải thay đổi tư thế cho người bệnh một lần. Các ngày tiếp theo cần cho người bệnh tập đi lại trong phòng, sau đó đi ra ngoài hành lang của phòng. Người bệnh vận động sớm không những giúp cho việc đánh hơi được dễ dàng hơn mà còn phòng tránh được tắc ruột, dính ruột sau mổ.
* Thực hiện y lệnh:
- 100% Điều dưỡng thực hiện thuốc theo y lệnh
- Khi có y lệnh người điều dưỡng đã thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng thời gian, đúng chỉ định. Thực hiện các thuốc tiêm, truyền dịch, thuốc uống vừa thực hiện vừa theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Thực hiện các thủ thuật: thay băng vết mổ, thay- rút dẫn lưu theo chỉ định của bác sỹ.
- Lấy máu làm xét nghiệm cấp sau mổ: công thức máu, sinh hóa…
* Chăm sóc cơ bản:
-100% Người bệnh được Chăm sóc vết mổ:
Người bệnh được thay băng vết mổ 1 lần /ngày, thủ thuật thay băng vết mổ đảm bảo vô khuẩn và theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong tháng 07 không ghi nhận trường hợp nào có nhiễm trùng vết mổ.
- 100% người bệnh được chăm sóc dẫn lưu và ghi đầy đủ các thông số vào sổ theo dõi: Theo dõi dẫn lưu - thay đổ dịch dẫn lưu hàng ngày, đánh giá số lượng, tính chất, màu sắc của dịch đổ. Chăm sóc da xung quanh chân dẫn lưu mỗi ngày và khi có dịch thấm băng, không để người bệnh nằm đè lên dẫn lưu, để quả bóng dẫn lưu
thấp hơn chân dẫn lưu khoảng 60cm. Dẫn lưu thường được rút sau khoảng 3-4 ngày sau mổ.
- 100% Người bệnh được chăm sóc vệ sinh âm đạo- âm hộ: Sau mổ người bệnh được rửa âm đạo hàng. Khi rửa âm đạo cho người bệnh điều dưỡng đã thực hiện nhẹ nhàng khi đặt mỏ vịt để tránh làm đau và tổn thương âm đạo của bệnh nhân. Rửa theo đúng quy trình kỹ thuật.
- 100% người bệnh được chăm sóc về tiết niệu:
Người bệnh có đặt sonde tiểu đã được chăm sóc đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, tụt. Sonde tiểu thường được rút sau mổ khoảng 2-3 ngày.
- 100% người bệnh được hướng dẫn và đảm bảo dinh dưỡng:
Thường người bệnh mổ UTNMTC có thể cho ăn sớm để kích thích nhu động ruột hoạt động trở lại. Chế độ ăn đủ lượng calo phù hợp với từng người bệnh như gầy, béo, mắc các bệnh mãn tính đã có từ trước (như tiểu đường, tim mạch, bệnh lý của thận).
-Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Chăm sóc da: thay váy áo, lau chùi cơ thể, bộ phận sinh dục, thay ga trải giường 1lần/ngày hoặc khi cần thiết. Vệ sinh răng miệng: 2 -3 lần/ngày đánh răng hoặc lau miệng bằng gạc hoặc vải ướt sạch (đối với người bệnh không tự vệ sinh được).
* Giáo dục sức khỏe
- 100% Người bệnh khi nằm viện được hướng dẫn cách ngồi dậy đi lại, cách vận động sau phẫu thuật.
-100% Người bệnh khi xuất viện: Được hướng dẫn người bệnh cách ăn uống, theo dõi biến chứng của bệnh, cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, tái khám theo lịch hẹn: khám lại 2-4 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng / lần trong 3 năm tiếp theo, sau đó khám 1 năm / lần.
- Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh chuyền hóa chất.
Người bênh sau khi xuất viện đã được điều dưỡng, bác sĩ tư vấn về các chế độ chăm sóc, theo dõi cơ bản, và cũng cung cấp những thông tin cần thiết để người bệnh hiểu về tình hình sức khỏe hiện tại.