Thực trạng quản lý ngƣời bệnh đái tháo đƣờng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2019 (Trang 35 - 36)

- Ngƣời bệnh điều trị ĐTĐ ngoại trú đƣợc thực hiện đúng quy trình khám bệnh gồm: điều dƣỡng tiếp nhận sổ khám, đo huyết áp, ghi sổ chuyển bác sĩ khám; bác sĩ hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, đánh giá sơ bộ ngƣời bệnh, chỉ định cận lâm sàng, nhận kết quả cận lâm sàng, đánh giá tổng thể ngƣời bệnh kết luận, kê đơn thuốc hoặc chuyển tuyến; điều dƣỡng hƣớng dẫn ngƣời bệnh sử dụng theo dõi sử dụng thuốc, tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh.

- Hoạt động khám định kỳ cho bệnh nhân ĐTĐ:

+ Ngƣời bệnh đƣợc nhân viên y tế nhắc nhở đến khám lại và ghi thời gian khám lại vào sổ khám bệnh.

+ Tần suất đi khám của ngƣời bệnh rất đều đặn: một tháng 1 lần.

- Hoạt động điều trị thuốc tiểu đƣờng: Kết quả của cho thấy 100% ngƣời bệnh đến khám đều dƣợc CBYT kê đơn và cấp thuốc miễn phí đúng theo quy định.

-Hầu hết ngƣời bệnh đã uống thuốc ĐTĐ liên tục hàng ngày theo chỉ dẫn của CBYT (84%), chỉ còn một số ít ngƣời bệnh uống thuốc hàng ngày nhƣng không theo chỉ dẫn của CBYT (14%) và còn rất ít ngƣời bệnh ĐTĐ chỉ uống thuốc khi có dấu hiệu tăng đƣờng huyết (2%)

- Hoạt động theo dõi, giám sát: Kết quả chỉ ra rằng CBYT có theo dõi tác dụng phụ của thuốc ở NBĐTĐ bằng cách trong mỗi lần ngƣời bệnh tái khám CBYT chủ động hỏi ngƣời bệnh về các tác dụng bất thƣờng của thuốc có thể gặp phải hoặc dặn dò ngƣời bệnh cần thông báo ngay cho CBYT khi cảm thấy những dấu hiệu lạ nhƣ “phù chân”,“ho”… và để CBYT thay thế loại thuốc khác ít có tác dụng phụ hơn giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

+ Hầu hết ngƣời bệnh có sổ theo dõi ĐTĐ cá nhân và ngƣời bệnh đƣợc xét nghiệm đƣờng máu thƣờng xuyên trong các lần tái khám.

+ Hầu hết NBĐTĐ đã đƣợc CBYT đánh giá lại các yếu tố nguy cơ biến chứng: ngƣời bệnh ĐTĐ tái khám đƣợc đánh giá yếu tố nguy cơ biến chứng chủ yếu bằng cách CBYT hỏi ngƣời bệnh nhiều câu hỏi về chế độ sinh hoạt hàng ngày nhƣ: ăn đồ ngọt, hút thuốc, uống rượu, bia, tập luyện… và kết hợp với làm cận lâm

sàng, mức độ đƣờng huyết của ngƣời bệnh, sau đó dựa vào bảng phân tầng nguy cơ để xác định họ đang ở mức thấp, trung bình hay cao.

+ Tỷ lệ chuyển tuyến ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm10% cho thấy quá trình điều trị kiểm soát đƣờng huyết và không để xảy ra biến chứng tại khoa là tốt.

- Hoạt động truyền thông, tƣ vấn: Hầu hết bệnh nhân đã đƣợc CBYT tƣ vấn rõ ràng về cách theo dõi, kiểm soátđƣờng huyết, các biện pháp thay đổi lối sống để hạn chế yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng biến chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2019 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)