7. Bố cục luận văn
1.2.1. Khái niệm trường nghĩa
Lý thuyết trường nghĩa (Theory of semantic fields) là một lí thuyết nhằm chứng minh tính hệ thống của từ vựng do J.Trier (1934) đề xướng. Ông viết: “Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể. Có
nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với
nó” [11, 265]. Mặc dù còn có những điểm chưa rõ ràng, cần tranh luận như sự
không phân biệt ý nghĩa của các đơn vị từ với khái niệm, chưa quan tâm đến việc sử dụng các từ trong ngữ cảnh, chưa chú ý đến hiện tượng đa nghĩa của từ nhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này.
Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học đã phân biệt nghĩa với khái niệm, đã quan tâm đến hiện tượng đa nghĩa của từ, cho nên không thể đồng nhất trường nghĩa với trường khái niệm, trường nghĩa và trường từ vựng cũng có nội dung khác nhau, không thể thay thế cho nhau được. Tư tưởng này thể hiện rõ trong cuốn Nhập môn từ vựng học giải thích và kết hợp của Igor Mel cuk, André
Clas, Alain Polguèrel.
Như ta biết, người sử dụng ngôn ngữ tiếp nhận từ vựng gắn bó chặt chẽ với việc tập hợp các đơn vị từ vựng theo từng nhóm có quan gần gũi về nghĩa. Trường nghĩa được các ông định nghĩa như sau: “Trường nghĩa là tập hợp
các đơn vị từ vựng có chung một thành tố nghĩa có giá trị nhận diện một trường nghĩa” [11, 267]. Ví dụ: các từ yêu, ghét, vui, buồn, mừng, giận,… đều
có chung một thành tố nghĩa “trạng thái cảm xúc của con người”.
Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào những năm 1970. Đến nay nó vẫn được coi là một trong những vấn đề thu hút mối quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Có rất nhiều công trình đã giới thiệu, vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu các trường nghĩa, nghĩa của từ như công trình của các tác giả: Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Minh Toán, Lý Toàn Thắng ...
Hệ thống từ vựng tiếng Việt vô cùng phong phú, khả năng biểu đạt ý nghĩa của chúng cũng rất đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, “Yếu tố của nó sẽ không
trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con đó. Mỗi một hệ thống con là một trường từ vựng” [4, 34].
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa, trong đó đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ (ngữ vị). Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa. Sự phân tích các trường nghĩa sẽ bắt đầu sau khi phân xuất được chúng.” [11, 265].
Nguyễn Thị Ly Kha quan niện về trường nghĩa như sau: “Trường nghĩa là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Nói cách khác, một tập hợp từ theo tiêu chí về nghĩa gọi là một trường nghĩa.”[16, 86].
Đỗ Hữu Châu là một trong những tác giả có công giới thiệu khái niệm “trường nghĩa” đối với ngôn ngữ học Việt Nam. Ông định nghĩa về trường nghĩa như sau: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường
nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.” [6, 171].
Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ học sau ông.
Luận văn này chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu.