Các loại trường nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 30 - 34)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Các loại trường nghĩa

Theo các tiêu chí nêu trên, hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ có thể được phân lập ra các loại trường nghĩa khác nhau. Trong “Giáo

trình ngôn ngữ học đại cương” F. de Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ:

quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Từ hai dạng quan hệ ngang và quan hệ dọc mà F. de Saussure nêu ra, Đỗ Hữu Châu đã phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và

trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Đồng thời căn cứ vào loại ý nghĩa còn có sự phân biệt trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.

Để phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn cách phân chia trường nghĩa như sau:

1.2.2.1. Trường nghĩa biểu vật

Một trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Từ điển hình của trường thường là các danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật. Chẳng hạn, trường nghĩa về “mùa xuân”, từ trung tâm khái quát mùa xuân sẽ tập hợp các từ có cùng hạt nhân ý nghĩa về mùa xuân: tết, tháng giêng, tuần tháng mật, lúa xuân, gió xuân... hay như trường nghĩa “cây” sẽ tập hợp các từ có cùng hạt nhân nghĩa

về cây: liễu, thông, cỏ, lúa...

Một trường biểu vật lớn lại có thể chia thành những trường biểu vật nhỏ hơn dựa vào sự đồng nhất và khác biệt ở nét nghĩa biểu vật nào đó. Về số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị, miền phân bố ở từng ngôn ngữ trong các trường biểu vật rất khác nhau, các trường đó có thể thẩm thấu vào nhau khi một số từ của trường này cùng nằm trong trường kia.

Trên thực tế, do hiện tượng đồng âm nên một số từ vựng tiếng Việt lại thuộc nhiều trường nghĩa khác nhau. Do vậy, muốn hiểu đúng nghĩa của từ, chúng ta phải đặt từ đó vào ngôn cảnh. Chẳng hạn từ “ngọt”:

Trường nghĩa

Trường biểu vật Trường biểu niệm Trường nghĩa ngang

Trường liên tưởng

Bởi vì xét theo trường nghĩa không phải là một sự phân loại từ về mặt cấu tạo hay nguồn gốc nên không có tính chất tuyệt đối. Điều này làm nên sự đa dạng cho từ ngữ tiếng Việt, cũng là yếu tố gây “phong ba bão táp” cho những người nước ngoài học tiếng Việt

Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường, có những từ gắn lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính chất, quan hệ giữa từ ngữ với trường,chúng ta có thể hiểu có một lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường, gồm những từ ngữ điển hình cho nó. Càng xa lõi, liên hệ giữa từ ngữ với trường càng mờ nhạt. Ví dụ: Từ “heo may” nằm trong trường nghĩa gió với các từ như: gió mùa, gió

bấc nhưng cũng có thể thuộc trường nghĩa mùa thu vì ở Việt Nam, gió heo may là một đặc trưng của mùa thu.

1.2.2.2. Trường nghĩa biểu niệm

Cơ sở để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ

“Một trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm”. Cũng giống như trường biểu vật, trường biếu niệm lớn có thể

Ngọt Trường mùi vị: ngọt. Trường âm thanh: ngọt ngào. Trường thời tiết: rét ngọt. Tính cách con người: ngọt ngào.

phân thành các trường biếu niệm nhỏ hơn với những “miền”, những mật độ khác nhau. Ví dụ: Từ “nóng” có cấu trúc biểu niệm như sau:

Do từ cũng có nhiều nghĩa biểu niệm, nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau. Các trường biểu niệm cũng “giao thoa” với nhau, cũng có lõi trung tâm là các từ điển hình và các lớp ngoại vi là các từ kém điển hình hơn.

1.2.2.3. Trường nghĩa tuyến tính

Cơ sở xác lập trường tuyến tính là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của các đơn vị ngôn ngữ. Trường tuyến tính trước hết xuất phát từ tính hình tuyến của THNN, các TH phải lần lượt kế tiếp thành một chuỗi chứ không thể đồng thời xuất hiện, do đó quan hệ ngữ đoạn còn gọi là quan hệ hàng ngang hay quan hệ tuyến tính. Muốn có quan hệ ngữ đoạn với nhau, các yếu tố đó phải cùng thực hiện một chức năng về ngôn ngữ hoặc về nội dung giao tiếp. Thông qua các kết hợp ngữ đoạn các từ sẽ bộc lộ các ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của chúng.

Để xác lập nên trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành xác lập trường là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của những chuỗi tuyến tính chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ: trường tuyến tính của từ “giọng” là: cao, thấp, trầm, bổng, thanh,

Nóng

Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc cao hơn mức trung bình: canh nóng, trời nóng, ...

Có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gì: nóng lòng, nóng ruột,...

Dễ nổi cơn tức giận, phản ứng thiếu suy nghĩ do quá tức giận: nóng tính, nóng mặt, ...

Vay mượn gấp và chi tạm trong thời gian ngắn: vay nóng.

Màu thiên về vàng, đỏ gợi cảm giác nóng bức: gam màu nóng.

1.2.2.4. Trường nghĩa liên tưởng

Tác giả đầu tiên của khái niệm trường nghĩa liên tưởng là nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally. Ông cho rằng: “Mỗi từ phát ra có thể làm trung tâm của một

trường liên tưởng ngữ nghĩa.”. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là

những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Như vậy, cơ sở xác lập trường nghĩa liên tưởng là “hệ thống ngữ nghĩa mới của từ nảy sinh do liên tưởng khi từ đi vào hoạt động hành chức”.

Ví dụ: Cũng là từ mặt trời, khi nghe câu: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng (Viễn Phương) thì mặt trời được hiểu là một hành tinh trong thái

dương hệ, cách trái đất nhiều triệu năm ánh sáng, hàng ngày xuất hiện ở hướng Đông và biến mất ở hướng Tây, ánh sáng của nó giúp con người nhìn rõ mọi vật, duy trì sự sống trên trái đất. Nhưng trong câu: Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương) thì từ mặt trời lại không mang nghĩa trên mà

biểu thị Chủ tịch Hồ Chí Minh - người mang lại sự sống, niềm hạnh phúc cho toàn dân tộc, công ơn của Người tỏa sáng bao la.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học việt nam ở trường trung học phổ thông (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)