Một số ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) kiến thức vềhoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh nam định năm 2019 (Trang 33 - 37)

Kiến thức chung về bệnh THA: Hầu hết những nhân viên YTT đã biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh THA là hút thuốc, khẩu phần ăn bất hợp lý, ít hoạt

động thể lực, béo phì, lạm dụng rượu, stress và những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ

hiện mắc là già hóa dân số, thay đổi lối sống, đô thị hóa. Đa số YTT nắm rõ ngưỡng chẩn đoán bệnh THA là huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương

≥ 90mmHg. Phần lớn YTT cũng đã biết những hậu quả cơ bản mà THA gây ra là gây ra các biến chứng về tim mạch, tăng gánh nặng lên hệ thống y tế, gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ.

Kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh THA: Đa số YTT nhận thức được nhiệm vụ của họ đối với hoạt động dự phòng bệnh là hướng dẫn

thay đổi hành vi và đối với hoạt động phát hiện sớm những người có nguy cơ mắc bệnh là hướng dẫn người dân tựđánh giá nguy cơ và đi khám.

Nguyên nhân của những điểm mạnh:

- Nam Định là một trong những địa phương hưởng ứng tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến trong đó có bệnh tăng huyết áp.

- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, YTT có thể dễ dàng tiếp cận với những tài liệu hướng dẫn về dự phòng và phát hiện sớm THA.

2.2.2. Mt s tn ti và nguyên nhân

Kiến thức chung về bệnh THA: Không có nhân viên YTT nào có thể liệt kê cùng lúc 6 yếu tố nguy cơ của bệnh THA. Vẫn còn đối tượng không liệt kê được bất kỳ yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ hiện mắc THA, bên cạnh đó cũng chỉ có 13,7% đối tượng có thể liệt kê cùng lúc 5 YTNC. Chỉ có 4,8% YTT cho rằng hậu quả của THA làm tăng gánh nặng lên hệ thống y tế, 1,2% YTT có thể cùng lúc liệt kê cả 4 hậu quả cơ bản của THA

Kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh THA: chỉ có 25% YTT liệt kê

được nhiệm vụ đối với hoạt động dự phòng bệnh là thăm hộ gia đình để tuyên truyền và cũng chỉ có YTT của huyện Vụ Bản liệt kê được cả 4 nhiệm vụ. Tỷ lệ

YTT liệt kê nhiệm vụ thực hiện sàng lọc chủ động rất thấp chỉ đạt 35,7% và tỷ lệ

YTT tại 3 địa điểm cùng lúc liệt kê được 3 nhiệm vụ của họ trong hoạt động phát hiện sớm THA chỉđạt từ 4,3-18,9%.

Nguyên nhân của những tồn tại:

- Đa số YTT có trình độ sơ cấp nên việc tiếp cận kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế.

- Số lượng lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm phổ biến dành cho nhân viên YTT rất ít và hạn chế.

Chương 3 KHUYẾN NGHỊ

Sau quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp để tìm hiểu kiến thức về hoạt động dự

phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định, tôi có một số khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp cho YTT, góp phần kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh tại cộng đồng.

3.1. Đối với Sở y tế

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức và thực hành về hoạt

động dự phòng các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm phổ biến nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng cho tuyến y tế cơ sở thôn, xã.

- Cung cấp các tài liệu, hướng dẫn về tăng huyết áp, bao gồm các kiến thức cơ

bản về bệnh, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kiến thức và thực hành của y tế

thôn về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp để có những hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời.

- Động viên, khuyến khích nhân viên y tế thôn tích cực tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn và chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng về dự phòng và phát hiện sớm bệnh THA.

- Sở y tế cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để y tế thôn phát huy được hết vai trò, nhiệm vụ và nâng cao kiến thức trong dự phòng và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm phổ biến trong đó có bệnh tăng huyết áp.

3.2. Đối với trạm y tế

- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt cho nhân viên y tế thôn trong xã/phường để

trao đổi kiến thức và phổ biến những quy định, hướng dẫn về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh THA.

- Hỗ trợ và phối hợp với nhân viên y tế thôn trong các hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh THA như tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân, khám

sàng lọc tại địa phương.

- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để YTT tích cực nâng cao kiến thức và thực hành, phát huy năng lực của bản thân.

- Trạm trưởng tăng cường kiểm tra và đánh giá kiến thức của YTT để đưa ra những hướng dẫn phù hợp.

3.3. Đối với y tế thôn

- Tích cực, chủ động trau dồi thêm kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm phổ biến trong đó có bệnh tăng huyết áp thông qua các tài liệu đã được cung cấp hoặc qua các trang thông itn của Bộ Y tế.

- Tham gia đầy đủ và tích cực các lớp tập huấn, đào tạo dành cho nhân viên y tế về kiến thức và thực hành dự phòng các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

- Thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong công tác dự

Chương 4 KẾT LUẬN

Qua thực tế khảo sát kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định năm 2019 thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) kiến thức vềhoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh nam định năm 2019 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)