Về kiến thức: Có 61.4% ĐTNC hiểu sai rằng bệnh viêm gan B không phải là một bệnh được bảo hiểm nghề nghiệp. Có 44.6% SV nghĩ rằng nên đi tiêm phòng khi đã bị viêm gan B. Có 52.5 % SV có kiến thức sai về biến chứng thường gặp nhất của viêm gan B. Có 23.4% SV có kiến thức sai về triệu chứng của bệnh viêm gan B là cổ trướng. SV có kiến thức sai về xử trí khi bị máu/dịch tiết bắn vào vùng da tổn thương 54.6%. Có 61.4% SV chưa biết số mũi phải tiêm phòng để đạt hiệu quả, cho rằng chỉ cần tiêm một hoặc hai mũi.
Về thực hành: Tỉ lệ SV dùng chung đồ cắt móng tay trong 6 tháng qua là 73.8%. Tỉ lệ SV đã từng xét nghiệm virus viêm gan B thấp (25.2%); tỉ lệ SV đã tiêm phòng đầy đủ ba hoặc bốn mũi (4.5%).
Nguyên nhân của những tồn tại
- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm nhất, đã được học chương trình đào tạo chuyên môn tại trường về viêm gan B, nguyên nhân, hậu quả của nhiễm HBV, đường lây truyền và cách dự phòng. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy chỉ có 4 tiết giảng dạy cho sinh viên về phòng bệnh viêm gan B, thời lượng này chỉ đủ để phổ
biến các kiến thức cơ bản, chưa đủ để cho sinh viên tiếp nhận đầy đủ kiến thức về lý thuyết và thực hành nên kiến thức của sinh viên về viêm gan B còn hạn chế.
- Việc bùng nổ công nghệ thông tin khiến SV khó để chọn lọc được thông tin đáng tin cậy và có độ chính xác cao.
Chương 3
KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
Sau quá trình thực tế tốt nghiệp để tìm hiểu về kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của sinh viên năm nhất Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, em có một số khuyến nghị và đề xuất nhằm nâng cao kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B qua đó góp phần nâng cao ý thức việc phòng lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.