Phương pháp tập vận động cho người bệnh

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 27 - 28)

Tuần 1: Tập ngay ngày đầu sau mổ trở đi.

Tuần 2: Tập thụ động và tập chủ động.

Tuần 3 và 4 : Bài tập như đã được tư vấn và hướng dẫn chương trình tập tại nhà. (6)

Vận động còn có một tác dụng khác đó là tăng lưu chuyển máu vào xương. Sự tăng lưu thông máu vào xương sẽ làm tăng lắng đọng calci và nguyên tố cần thiết khác nên giúp nhanh liền xương.

Vận động cũng sẽ làm tăng vận chuyển các tế bào của mô liên kết đến ổ xương gãy. Các tế bào này là các tế bào chịu trách nhiệm tạo khung cho ổ gãy xương để giúp các tế bào tạo xương có điều kiện tạo xương.

Cử động khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10-15 phút, ngày 4-6 lần. Tập duy trì sức cơ như tăng sức căng của cơ (khi khớp cử động còn đau nhiều), tập co cơ (khi khớp đỡ đau). Tập đi bằng nạng gỗ khi xương chưa liền theo đúng hướng dẫn của kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Sau khi xương đã liền thì dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững.

Không nên dùng nạng kẹp nách vì như thế dáng đi sau này trông sẽ tàn phế. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường. Nên xoa nắn bằng tay thường xuyên ổ gãy xương liền khớp. Không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập. Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo mức độ thương tổn. (9)

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)