NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 28)

3.2.1. ƯU ĐIỂM :

Như trên đã trình bày, gãy xương cẳng chân phải được cố định chắc từ đầu và mục đích của phẫu thuật là cố định vững chắc, tạo điều kiện tốt cho phục hồi chức năng sớm. Có như vậy mới tránh được những biến chứng ảnh hưởng tới vận động cơ năng sau này của khớp gối.

Vấn đề này đã được các tác giả trên thế giới và trong nước đề cập tới, thậm chí tập vận động ngay những ngày đầu và tuần đầu sau mổ.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trên 90% được thực hiện tốt vấn đề này. Với những bệnh nhân kết xương vững chắc ngay từ đầu, từ ngày thứ nhất sau mổ bệnh nhân đã được hướng dẫn tập gấp duỗi, nâng và hạ chân chủ động hay thụ động tại giường, bắt đầu từ vận động nhẹ đến nặng. Những bệnh nhân cao tuổi, tại chỗ sưng nề nhiều, gãy phức tạp, gãy có trật khớp, có gãy xương cẳng chân kèm theo thì tuỳ bệnh nhân mà quyết định thời điểm tập luyện phục hồi cho phù hợp.

Hướng dẫn người nhà cùng tập cho người bệnh là một việc hết sức quan trọng. Khi ra viện tư vấn tốt nhất là tập tại các trung tâm phục hồi chức năng, những người bệnh không có điều kiện tập tại các trung tâm, chúng tôi hướng dẫn người bệnh tập luyện tại nhà, tư vấn trực tiếp qua điện thoại.

*Nguyên nhân:

Đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.

Điều dưỡng viên không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, điều trị và công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh.

Có sự phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng nên công việc chăm sóc bệnh nhân luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót.

Hiện nay mạng lưới y tế đã trải đều khắp các tỉnh và các thành phố, các huyện xã, nên việc tập phục hồi chức năng, tập vận động đi lại sau mổ gãy xương chân không còn là vấn đề khó khăn nữa. Chính điều này đã làm cho kết quả điều trị gãy xương chi dưới của chúng tôi đạt kết quả tốt.

3.2.2. NHƯỢC ĐIỂM :

Việc quản lý bệnh chưa được hiệu quả do người bệnh còn chủ quan và không quan tâm đến bệnh do thiếu kiến thức dẫn đến không tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt, không tập luyện.

Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh đôi khi còn hạn chế dẫn đến người bệnh khi xuất viện không đến khám lại.

* Nguyên nhân:

Do thiếu phòng điều trị dẫn đến người bệnh phải nằm ghép giường. Tạo cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó chịu.

Phần lớn thiếu điều dưỡng có trình độ cao và chưa có đủ kỹ năng về chuyên môn tập phục hồi chức năng tại khoa cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Khoa chưa có phòng tư vấn riêng vì vậy công việc tư vấn chưa mang lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. GIẢI PHÁP :

4.1.1.Tăng cường sự hiểu biết của người nhà và người bệnh:

+ Người điều dưỡng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần có trách nhiệm hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện cho người bệnh, nhất là tập phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật.

+ Tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm về kiến thức chuyên sâu và biết phối hợp với các thành viên trong khoa phòng và trong bệnh viện để việc chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

+ Người điều dưỡng luôn chủ động và độc lập trong công việc của mình và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật mới để đáp ứng được với sự tiến bộ của Y học trong xã hội đương thời.

+ Tạo một môi trường bệnh viện thân thiện, là nơi điều trị dưỡng bệnh an toàn và tin cậy cho mọi người dân và luôn gần gũi quan tâm giải thích động viên cho người bệnh hiểu rõ bệnh của họ và giúp họ sẵn sàng đón nhận mọi vấn đề đến với họ.

+ Không gây nhũng nhiễu, phiên hà, đòi hỏi gợi ý tiêu cực đối với người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.

+ Hướng dẫn cho người bệnh về nội quy khoa phòng giúp họ tuân thủ theo quy định. Hạn chế tình trạng người bệnh không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của điều dưỡng viên. Giúp người bệnh hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

+ Khuyến khích lấy ý kiến phản hồi từ phía người bệnh và gia đình người bệnh thông qua tổ chức họp Hội đồng người bệnh hoặc thông qua hòm thư góp ý một cách công khai minh bạch.

+ Tăng cường thêm nguồn lực y tế để giảm bớt khối lượng công việc, áp lực công việc cho cán bộ điều dưỡng để họ đẩy mạnh tinh thần Y đức và nâng cao trách nhiệm chăm sóc người bệnh hơn nữa

4.1.2. Chăm sóc về tinh thần cho người bệnh và người nhà theo nuôi:

+ Phòng bệnh cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh.

+ Điều dưỡng cần động viên an ủi người bệnh, luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nỗi đau cả về mặt thể chất và tinh thần của người bệnh.

+ Cung cấp những kiến thức về bệnh, chế độ điều trị và chăm sóc. Giải thích lý do, mục đích trước khi làm bất cứ thủ thuật gì trên cơ thể người bệnh giúp cho họ yên tâm và tin tưởng và hợp tác.

+ Giải thích để người nhà luôn ở bên cạnh và động viên người bệnh.

4.2. KIẾN NGHỊ

1 . Bệnh viện cần có kế hoạch đào tạo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa ngoại chấn thương để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ, cập nhật những kiến thức mới phương pháp mới ứng dụng vào công tác điều trị chấn thương gãy xương nói chung, gãy xương cẳng chân nói riêng.

2. Tăng cường trang thiết bị nhằm đảm bảo thật tốt cho công tác khám, điều trị tại bệnh viện nói chung, khoa chấn thương nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

3. Tuyên truyền sâu rộng cho các từng lớp nhân dân về luật giao thông để nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. Đồng thời các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra công tác an toàn giao thông, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra.

4. Khả năng điều trị gãy xương cẳng chân nói riêng, các phẫu thuật chấn thương nói chung tại khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là rất tốt. Tuy nhiên chưa được các tầng lớp nhân dân biết đến một cách rộng rãi; vì vậy nhằm giảm thiểu tốn kém về kinh tế cho người dân khi phải đến các tuyến trên điều trị đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chúng tôi kiến nghị cần quan tâm đến công tác tuyên truyền rộng rải về khả năng điều trị Chấn thương – Chỉnh hình nói riêng, các chấn thương khác nói chung đến mọi từng lớp nhân dân giúp họ có cái nhìn khách quan về Bệnh viện.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chuyên đề này tôi rút ra một số kết luận sau:

Qua nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật thân hai xương cẳng chân tại khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018”, tôi thấy:

1. Đa số người bệnh sau phẫu thuật thân hai xương cẳng chân tại bệnh viện được tập vận động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng viên và được hướng dẫn tập vận động. Những trường hợp người bệnh nặng đã được mời chuyên khoa Phục Hồi Chức Năng hỗ trợ tập vận động cho người bệnh. Tuy nhiên còn một số hạn chế: Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên, Điều dưỡng viên chưa được đào tạo chuyên khoa sâu về Phục Hồi Chức Năng, ...

2. Để nâng cao do đó để nâng cao chất lượng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân lãnh đạo khoa cần xây dựng quy trình chăm sóc vận động thống nhất trong toàn khoa. Điều dưỡng viên phải thành thạo chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức, đào tạo liên tục, luôn có tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt để phục vụ người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

(1) 2015. Tài liệu tập huấn chăm sóc chấn thương dành cho điều dưỡng. Hà Nội.

(2) Hồ, Bình Văn. 2005. Điều trị gãy xương cẳng chân. Hà Nội: Đại học Y Hà Nội.

(3) Gãy xương cẳng chân. Y dược học Việt Nam. (4) Giải phẫu. Đại học Y Hà Nội.

(5) Nguyễn , Quang Hạnh. 2017. Điều trị gãy thân xương chày bằng ĐĐNT có chốt. Học Viện Quân Y.

(6) Nguyễn Thị, Dung Ngọc. 2017. Thực trạng tập vận động sớm của người bệnh sau phẫu thuật gãy mỏm khuỷu bằng phương pháp kết hợp xương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017. Nam Định: Đại học Điều Dưỡng Nam Định.

(7) Nguyễn, Linh Tiến. 2016. Nghiên cứu quy trình điều trị gãy kín thân xương đùi không vững bằng đinh nội tủy có chốt. HỌC VIỆN QUÂN Y.

(8) Phạm , Hữu Thái, and Ninh Đăng Phạm. Nhận xét kết quả điều trị gãy thân hai xương cẳng chân Bằng đinh nội tuỷ có chốt. TPHCM Viện 175.

(9) Phạm, Ninh Đăng. 2015. Gãy hai xương cẳng chân. Hà Nội: NXB giáo dục. (10) Trần , Tiến Việt. 2016. Chăm sóc người bệnh ngoại khoa. Nam Định: Đại

học Điều dưỡng Nam Định.

(11)Trần, Thắng Trọng. 2017. Phục hồi chức năng sau chấn thương gãy xương.

Hà Nội.

TIẾNG ANH

(1) B.F.Morrey-MD ; LJ askcw,RPT; KN An,PHD(1981). A biomechanical study of normal functional elbow motion. JBonc join, surg 63A, pp 872-77. (2) Wu-CC ; Tai-CL ; Shih- CH(2000). Biomechanical comparision for

different configuration of tension band wiring techniques in treating an olecranon fracture. J- trauma. jun; 48(6), pp 1063-1067

(3) http://www.authorstream.com/Presentation/msaeedshafi-157462-

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)