Giá tâm lý là gì? Giá hớt váng với các Hãng điện thoại? Giá không làm tròn?

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 57)

- + Kênh phân phối hiện đại Kênh phân phối đa cấp

34.Giá tâm lý là gì? Giá hớt váng với các Hãng điện thoại? Giá không làm tròn?

- Giá hớt váng (Price Skimming Strategy) là người bán đặt ra giá bán ban đầu tương đối cao cho những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu của một nhóm khách hàng có sức mua cao, để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận ngay. Ví dụ, Apple đã rất thành công khi sử dụng chiến lược giá hớt váng cho những sản phẩm của mình.

- Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

- Giá không làm tròn hay đặt giá lẻ, hay “Giá hấp dẫn” là một chiến

lược Marketing khá phổ biến trong ngành hàng bán lẻ. Dù được sự dụng với tần suất chóng mặt nhưng chiến lược này luôn phát huy hiệu quả ở mức đang kinh ngạc. Hiểu một cách đơn giản, người bán hàng thường sử dụng những số 9 ở cuối giá để đánh lừa tâm lý người mua. Người tiêu dùng thường quan tâm tới giá nhưng họ ít khi để ý tới số cuối 99 này. Các đơn vị bán hàng thường chọn thấp hơn 1 đồng trong đó có nguyên nhân khi làm tròn có thể chạm tới ngưỡng phải đóng thuế.

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 57)