4- Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được ban hành năm 2017 có 8 điều khoản:
- Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng (Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức thực hiện
- Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn (TCVN 6165, Từ vựng quốc tế về đo lường học - Các
khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)1)
- Điều khoản 2: Thuật ngữ và định nghĩa (ISO và IEC cũng duy trì cơ sở dữ liệu về thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn hóa ở địa chỉ sau: “http://www.iso.org/obp”,”
http://www.electropedia.org” - Khi có nhiều định nghĩa cho cùng một thuật ngữ, thì ưu tiên sử dụng định nghĩa trong TCVNISO/IEC 17000 và TCVN 6165.)
- Điều khoản 4: Yêu cầu chung (Đưa ra nguyên tắc xây dựng hệ thống - khách quan và bảo
mật)
- Điều khoản 5: Yêu cầu cơ cấu (Đề cập đến các yêu cầu về tư cách pháp nhân, phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức và quản lý, trách nhiệm và quyền hạn của các nhân sự tham gia)
- Điều khoản 6: Yêu cầu nguồn lực (Đưa ra các yêu cầu kiểm soát con người, cơ sở hạ tầng và điều kiện môi trường, thiết bị và các nguồn lực sử dụng trong quá trình tạo kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn.)
- Điều khoản 7: Yêu cầu quá trình (Đề cập đến các yêu cầu: về việc xem xét các yêu cầu,
đề nghị thầu và hợp đồng, lựa chọn, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp, lấy mẫu và xử lý đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn, hồ sơ kỹ thuật cũng như việc kiểm soát quá trình và độ chính xác của thử nghiệm.)
- Điều khoản 8: Yêu cầu hệ thống quản lý (đề cập đến các yêu cầu liên quan đến việc đảm
bảo cho vận hành hệ thống quản lí PTN theo cách tiếp cận và cơ cấu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 bao gồm yêu cầu về thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện
và duy trì hệ thống quản lý có khả năng hỗ trợ và chứng tỏ việc đạt được một cách nhất
quán các yêu cầu của tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng các kết quả thí nghiệm.)
3. Áp dụng
-I- Các bước triển khai xây dựng thành công hệ thống PTN đạt chuẩn ISO 17025:2017
- Bước 1: Lãnh đạo "Phòng thử nghiệm” cần tìm hiểu về tiêu chuẩn và xác định phạm
vi
áp dụng cho phòng thử nghiệm của mình. Lãnh đạo cần nhận thức rõ ràng ý nghĩa của ISO 17025 áp dụng cho "Phòng Thử Nghiệm” của mình và định hướng các hoạt động để
xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
- Bước 2: Ban lãnh đạo thành lập ban chỉ đạo dự án ISO 17025. Thông thường doanh
này
bao gồm có đại diện lãnh đạo và các bộ phân trong phạm vi áp dụng ISO 1702. Đại diện
lãnh đạo về kỹ thuật để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 17025 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động kỹ thuật của “Phòng Thử Nghiệm”
- Bước 3: Đánh giá thực trạng của “Phòng Thử Nghiệm” so với các yêu cầu của tiêu
chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào khôngáp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong "Phòng Thử
Nghiệm”.. Việc
đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết
- Bước 4: Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống ISO 17025 . Hệ thống tài liệu phải
được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của “Phòng Thử Nghiệm” bao gồm: Số tay ISO 17025; Các quy trình và thủ tục liên quan; Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
- Bước 5: Áp dụng hệ thống ISO 17025 theo các bước: Phổ biến đễ mọi nhân viên trong
“Phòng Thử Nghiệm” nhận thức đúng, đủ về ISO17028; Hướng dẫn nhân viên thực hiện
theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng; Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể.
- Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận ISO 17025 bao gồm:
• Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các
hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.
• Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bắt kỷ tổ chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 17025 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
• Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ thống
ISO 17025 cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng nhận thực hiện.
- Bước 7: Đánh giá do tổ chức Công nhận (Bureau of Accreditation) tiến hành để đánh
giá
tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17025 và cắp chứng chỉ công nhận năng lực của “Phòng Thử Nghiệm”.
- Bước 8: Sau khi “Phòng Thử Nghiệm” được chứng nhận sẽ cần phải duy trì hệ thống
ISO 17025. Với những vấn đề sau khi đã được khắc phục qua quá trình đánh giá thì “Phòng Thử Nghiệm” cần phải tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu
của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao được hiệu quả quản lý. 4- Có thể nói một phòng thí nghiệm muốn phát triển và tồn tại thì thì việc được công nhận
ISO 17025 là điều rất cần thiết. Điều này cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 17025:2017 là điều bắt buộc cho dù đó là phòng thí nghiệm của một Doanh nghiệp tư
nhân hay là phòng thí nghiệm của một tập đoàn đa quốc gia lâu đòi trên thế giới.
4. Lợi ích
- Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 có đưa ra các yêu cầu về hệ thống kỹ thuật qua đó các phòng thử nghiệm và phòng hiệu chuẩn sử dụng nhằm chứng minh được năng lực kỹ thuật và tổ chức quản lý và các hoạt động của mình một cách hiệu quả và cung cấp ra thị
- Ý nghĩa của tiêu chuẩn iso 17025 nằm ở chỗ khi áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17025:2017 sẽ giúp tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các phòng thử nghiệm
và hiệu chuẩn cùng các tổ chức khác có thể trao đổi thông tin cũng như kinh nghiệm về
việc thống nhất hóa các chuẩn mực và các thủ tục.
- Nhờ có ISO/IEC 17025:2017 làm tiền đề cho việc thừa nhận lẫn nhau, song phương hoặc
đa phương về kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn nhằm tránh kiểm tra lần thứ 2 hoặc nhiều lần tiến đến cắt giảm thời gian và chỉ cần một giấy chứng nhận và được chấp nhận
ở mọi quốc gia.