4- Trong Tiêu chuẩn KOSHER người ta chia ra làm bốn điều luật cơ bản:
- Thứ 1: Không được trộn sữa với thịt. (Nếu đã ăn thịt thì phải 6 tiếng sau mới được uống
sữa và uống sữa trước 30 phút sau đó mới ăn thịt)
- Thứ 2: Không được chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và thịt trên cùng 1 dụng
cụ nấu bếp, không được phép nấu hay ăn cùng lúc với nhau, không được dùng chung đĩa.
- Thứ 3: Thực phẩm không chứa thành phần thịt hay bơ sữa có thể ăn cùng với các loại thực phẩm khác nhưng quá trình chế biến cũng không được trộn chung với thịt hay bơ sữa và không được sử dụng chung dụng cụ nấu bếp với các sản phẩm thịt hay bơ sữa.
- Thứ 4: Khi giết, Thịt Kosher phải được mổ thịt và chế biến theo cách đặc biệt của người
Do Thái (giết theo cách nhân đạo và nhanh nhất v.v)
4. Áp dụng:
- Thị trường người tiêu dung hiện nay đang bị đe dọa do sự thâm nhập của thực phẩm bẩn,
thực phẩm nhiễm thuốc kháng khuẩn và các loại vi sinh vật lây bệnh sang người đã khiến
cho niềm tin của người tiêu dung giảm đi rất nhiều.
- Trong khi đó, hiện nay có đến trên 25 triệu khách hàng trên toàn cầu sử dụng chứng nhận
này bao gồm nhiều đối tượng như người theo đạo Do Thái, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, người ăn chay, nhóm khách hàng quan tâm đến hệ sinh thái hoặc những người tìm kiếm
sự bảo đảm chất lượng. Đó là một thị trường thực phẩm rộng lớn lên đến hàng tỉ đô la cho các nhà đầu tư khai thác. Tại Mỹ, chứng nhận này xuất hiện trên 60% mặt hàng thực
- Chứng nhận Kosher công nghiệp sẽ đưa ra những lợi ích kinh tế, phương pháp theo dõi và giải quyết vấn đề toàn cầu hóa. Chứng nhận này giúp dễ dàng tìm hiểu và chứng thực
về nguồn gốc thực phẩm, phân loại các loại thực phẩm cho khách hàng, những người cần
những thông tin thiết thực. Khả năng theo dõi này giúp cho các công ty kinh doanh trong
lĩnh vực thực phẩm, gồm cả những công ty vừa và nhỏ bành trướng được thị trường
5. Lợi ích:
4- Đối với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nhiều phân khúc khách hàng, đặc biệt là các thị
- Kosher giúp Doanh Nghiệp mở rộng thị trường tiềm năng.
- Gia tăng uy tín và khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số trong dài hạn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết và giao thương với các nước trên thế giới (nhất là
với thị trường xuất khẩu)
- Biểu tượng Kosher trên bao bì giúp gia tăng lòng tin từ khách hàng, nhất là các khách hàng ăn thực phẩm Kosher.
-I- Đối với người tiêu dung:
- Dấu Kosher trên bao bì giúp người tiêu dung hiểu rõ được nguồn gốc thực phẩm và phương thức chế biến sản phẩm.
- Tiêu chuẩn Kosher phân loại các loại thực phẩm cho khách hàng và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng:
• Những người Do Thái theo đạo
• Những người bị dị ứng với các thành phần bơ sữa.
• Những người tiêu dung có ý thức bảo vệ sức khỏe.
• Nhựng người ăn chay.
• Những người Hồi Giáo.
• Những người không dung nạp Lactose
6. Một số công ty đã áp dụng thành công
- Công ty TNHH MTV SXTM Phú Sơn - sản phẩm hạt Điều nhân trắng.
- Công ty TNHH Plastic Intercon Việt Nam - đồ dung ăn uống bằng nhựa.
❖ Bài tập 3
Câu 1: Hệ thống quốc tế về phân loại rủi ro của hóa chất có tên là gì?
Trả lời: Globally Harmonized System of classiíi cation and Labeling of Chemicals (GHS).
Câu 2: Có bao nhiêu loại rủi ro về hóa chất? Kể tên?
Trả lời:
Có 3 loại:
♦ Nguy hiểm về vật lý: cháy, nổ, ăn mòn, phóng xạ, hay các đặc trưng nguy hiểm vật lý khác như áp suất cao, nhiệt độ thấp, gây tác động đến các tầng khí quyển như tầng ozon, khí
nhà kính....
♦ Nguy hiểm về sức khỏe: có thể gây độc cấp tính, độc mãn tính, độc tế bào, độc di truyền...
♦ Nguy hiểm về mặt môi trường: gây biến đổi chất lượng môi trường nước, không khí hay đất, gây tác động đến thủy sinh, động vật trên cạn....
Câu 3: Làm sao biết được hóa chất nào có thể có hoặc không có tác dụng với hóa chất nào khi tồn tại gần nhau?
Trả lời:
Hóa chất có thể có hoặc không có tác dụng với hóa chất khác khi tồn tại gần nhau (tính tương thích hóa học) có thể tìm thấy trên SDS của hóa chất. Biểu đồ tính tương thích hóa học cung cấp hướng dẫn chung về tính tương thích trong lưu trữ cho các nhóm hóa chất, chương trình Bảng tính Khả năng phản ứng Hóa học (CRW) có chứa cơ sở dữ liệu phản ứng hóa học chi tiết cho các hóa chất nguy hại phổ biến từ trang web Cơ quan Quản lý Khí quyển Đại dương Quốc gia (NOAA).
Câu 4: Những thông tin nào cần phải có trên 1 nhãn của 1 can hóa chất?
Trả lời:
Thông tin nhận dạng sản phẩm: Tên của sản phẩm.
Hình đồ cảnh báo: Hình ảnh đồ họa cung cấp thông tin về các mối nguy hại tiềm ẩn của sản phẩm.
Từ cảnh báo: Câu/từ mô tả giải thích mối nguy hại tiềm ẩn của sản phẩm. VD: “Danger” (Nguy hiểm) hay “Warning” (Cảnh báo).
Lưu ý Phòng ngừa: Các lưu ý chứa thông tin về ngăn ngừa hoặc tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của việc tiếp xúc với sản phẩm. Các thông báo phòng ngừa có 4 loại: ngăn ngừa, ứng phó, lưu trữ và thải bỏ.
Thông tin Nhà cung cấp: Thông tin liên lạc của nhà sản xuất/nhà cung cấp sản phẩm, bao gồm tên công ty, địa chỉ và số điện thoại.
Câu 5: MSDS là gì? Một MSDS về hóa chất cần phải bao gồm những thông tin gì?
Trả lời:
MSDS là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:
- Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.
- Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ
bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong
các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
- Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
- Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị
biến, đột
biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
- Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
- Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất. - Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
- Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
- Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp
xúc với hóa chất.
hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
-Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường. -Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
-Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.
Câu 6: Khi tiếp xúc với hóa chất, nhân viên thường cần sử dụng những loại phương tiện bảo hộ lao động nào?
Trả lời:
Khác với những môi trường làm việc thông phòng thí nghiệm có quy định trang
bị đồ bảo hộ lao động khắt khe hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính là do người lao động phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tùy vào mục đích thí nghiệm (hóa học, sinh học, vật lý) mà đồ bảo hộ lao động mang tính chất đặc trưng. Nhưng quy chung, các phòng thí nghiệm đều phải trang bị các vật bắt buộc dụng sau đây.
- Khẩu trang: Không giống với khẩu trang vải hay khẩu trang y tế chúng ta vẫn thường dùng để tránh nắng và bụi bẩn. Khẩu trang bảo hộ dùng trong phòng thí nghiệm được sản
xuất đặc biệt bằng những chất liệu có khả năng vô hiệu hóa tác hại của hóa chất, đảm bảo
duy trì nguồn không khí sạch và an toàn cho người lao động. Có thể kể đến một số loại khẩu
trang phổ biến như: khẩu trang than hoạt tính, khẩu trang, khẩu trang chống dầu, khẩu trang
vinyl, khẩu trang tiệt trùng...
- Găng tay bảo hộ: Khi thí nghiệm, mọi thao tác đều do đôi tay thực hiện. Do đó, găng tay
là món đồ bảo hộ lao động không thể thiếu trong phòng thí nghiệm. Nếu như bao tay dùng
trong ngành xây dựng, các nhà xưởng đòi hỏi tính dày dặn và chắc chắn thì bao tay thí nghiệm ưu tiên tính chống hóa chất, chống khuẩn. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo được sự
thoải mái, thuận tiện trong thao tác cầm nắm.
- Quần áo bảo hộ: Trong trường hợp phòng thí nghiệm không tổ chức nghiên cứu có liên quan đến hóa chất độc hại thì quần áo bảo hộ chỉ là chiếc áo blouse trắng đơn giản. Nhưng
nếu phải tiếp xúc với hóa chất nồng độ cao trong thời gian dài thì bắt buộc phải trang bị đồ
bảo hộ toàn thân với tính năng chống hóa chất, chống nước.
- Giày bảo hộ: Giày bảo hộ có chức năng giữ cho môi trường trong phòng thí nghiệm vô trùng, tránh ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm. Ngoài ra giày còn bảo vệ chân của người
lao động khi có sự cố xảy ra như bể ống thủy tinh, tràn hóa chất. Giày bảo hộ dùng trong phòng thí nghiệm thường chống trơn, chống thấm, chống bụi bẩn.
-Nón bảo hộ: Trái ngược hoàn toàn với những chiếc mũ bảo hộ cồng kềnh dùng trong xây dựng. Nón bảo hộ phòng thí nghiệm mỏng nhẹ, gọn gàng. Chức năng chính của vật dụng này
là trùm kín đầu, giữ đầu tóc gọn gàng, vệ sinh, tránh ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm.
-Kính bảo hộ: Kính bảo hộ phòng thí nghiệm thường được làm bằng nhựa, có khả năng chống hóa chất rất cao, chống ăn mòn. Chức năng chính của kính là bảo vệ mắt khỏi những
hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người lao động
Ý nghĩa của các hình cảnh báo
Hình 2.1 Chất ăn mòn • Chất ăn mòn kim loại loại 1
Hình 2.2 Chất dễ cháy
• Khí ga cháy, loại 1.
• Aerosol dễ cháy, loại 1, 2.
• Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3, 4. • Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2. • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại B, C, D, E, F. • Chất lỏng tự cháy, loại 1. • Chất rắn tự cháy, loại 1. • Chất rắn cháy, loại 3. • Chất lỏng cháy, loại 3.
• Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3.
• Peroxide hữu cơ loại B, C, D, E, F.
Hình 2.3 Chất oxi hóa
• Chất khí oxy hóa, loại 1.
• Chất lỏng oxy hóa, loại 1, 2, 3.
• Chất rắn oxy hóa, loại 1, 2, 3.
Hình 2.4 Khí nén • Khí nén. • Khí hóa lỏng. • Khí hóa lỏng lạnh. • Khí hoà tan. Hình 2.5 Chất nổ • Chất nổ không ổn định.
• Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.
• Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại A, B.
• Peroxide hữu cơ loại A, B.
• Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 4.
• Kích ứng da, loại 2, 3.
Hình 2.6 Chất nguy hại
• Kích ứng mắt, loại 2A.
• Mẫn cảm da, loại 1.
• Độc tính cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.
• Kích ứng đường hô hấp.
• Các tác động ma túy.
Hình 2.7 Chất ăn mòn
• Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C.
Hình 2.8 Nguy hiểm sức khỏe
• Mẫn cảm hô hấp, loại 1.
• Đột biến nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.
• Tính gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.
• Độc tính sinh sản, loại 1A, 1B, 2.
• Độc tính cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.
• Độc tính cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.
• Nguy hiểm hít vào, loại 1, 2.
Hình 2.9 Chất độc • Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.
Hình 2.10 Nguy hiểm môi trường
• Nguy hiểm tức thời cho môi trường thủy sinh, loại 1.
❖ Bài tập 4
Câu 1: Vì sao QLCL và KSCL lại quan trọng trong một nhà máy Hóa chất/ Dược phẩm/ Mỹ phẩm ?
Trả lời: Chất lượng của các ngành hàng về hóa chất/ dược phẩm/ thực phẩm có ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ thể của người tiêu dùng. Chất lượng của các sản phẩm thuộc các ngành hàng này là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty, doanh nghiệp kinh doanh chúng.
Trong xu thế phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng trở nên thích nghi hơn với sự sôi động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO kèm theo sự suy thoái trầm trọng nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh và đào thải càng trở nên quyết liệt. Mỗi doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách quản lý .Thông qua việc xây dựng, áp dụng các biện pháp và các hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng doanh nghiệp của mình để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và thị trường.
Để làm cho toàn bộ quy trình trở nên đáng tin cậy. Khả năng kiểm tra định kỳ dược chất/ hóa chất/ thực phẩm có tầm quan trọng lớn đối với nhà máy sản xuất. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cơ bản nhất khi khách hàng trải nghiệm các sản phẩm của một doanh nghiệp, thương hiệu.
Việc kiểm soát và quản lý chất lượng được thực hiện một cách đồng bộ từ khâu nguyên liệu đầu vào tới bao bì đóng gói sản phẩm đầu ra. Tất cả đều được thực hiện nghiêm ngặc dưới một hệ thống quy trình chuẩn.
Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp