Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuậtbướu giáp đơn thuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện a thái nguyên năm 2017 (Trang 60 - 63)

vào ngày đầu tiên, đau giảm dần vào ngày thứ hai và đau ít hơn từ ngày thứ ba sau phẫu thuật [15],[52]. Điều này có thể được lý giải rằng, giai đoạn đầu sau phẫu thuật domô bị tổn thương bởi phẫu thuật, nên các đầu mút dây thần kinh nhận cảm cảm giác đau bị kích dẫn đến bài tiết ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh để truyền tín hiệu đau về não (lúc này người bệnh có cảm giác đau nhiều nhất), quá trình này sẽ giảm dần vào các ngày sau đó.

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần thuần

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lo lắng trước phẫu thuật, chiều dài vết phẫu thuật, thời gian cuộc phẫu thuật có sự tương quan thuận với điểm số đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tổng thể điểm đau sau phẫu thuật với tuổi, giới, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Điều này phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng của một số nghiên cứu khác.

Về lo lắng trước phẫu thuật, trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá lo lắng trước phẫu thuật bằng bộ câu hỏi (HADS), có kết quả điểm trung bình lo lắng trước phẫu thuật là 6,56 (SD=1,66), lo lắng trước phẫu thuật thuộc mức độ nhẹ (điểm từ 1-7). Điểm trung bình lo lắng trước phẫu thuật của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyen Hoang Long (2010), có điểm trung bình lo lắng trước phẫu thuật là 6,9 (SD= 3,4) (lo lắng ở mức độ nhẹ).Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy lo lắng trước phẫu thuật có sự tương

quanvới mức độ đau sau phẫu thuật. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), cho rằng lo lắng trước phẫu thuật là yếu tố dự đoán đáng kể về mức độ đau sau phẫu thuật [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010), cho rằng lo lắng trước phẫu thuật có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với đau sau phẫu thuật [43]. Theo kết quả nghiên cứu của Ip H.Y và cộng sự (2009) cho rằng lo lắng trước phẫu thuật là yếu tố dự báo cho cơn đau sau phẫu thuật [37]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Bakr S.A và cộng sự(2010), cho rằng lo lắng trước phẫu thuật có thể làm tăng mức độ đau sau phẫu thuật [55]. Theo nghiên cứu của Carr E.C và cộng sự (2005),cho rằng lo lắng là yếu tố liên quan đáng kể đến mức độ đau sau phẫu thuật [28].Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu đều có lo lắng nhẹ và lo lắng vừa. Điều này có thể được lý giải là, do tính chất công việc bận rộn của điều dưỡng mà chưa có nhiều thời gian để tư vấn, động viên người bệnh trước phẫu thuật BGĐT.

Về chiều dài phẫu thuật, trong nghiên cứu này người bệnh được phẫu thuật một thùy tuyến giáp (thùy trái, thùy phải) hoặc cả hai thùy tuyến giáp. Chiều dài vết phẫu thuật trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 7,81±1,27 (cm). Ngắn nhất là 6 cm, dài nhất là 12 cm, điều này phù hợp với nghiên trong nước cũng như nghiên cứu trên thế giới là chiều dài vết phẫu thuật bướu giáp đơn thuần thường trong giới hạn 6-8 cm[6],[27]. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng chiều dài vết phẫu thuật có sự tương quan thuận với đau sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kalkman C.J và cộng sự (2003), chiều dài vết phẫu thuật là yếu tố dự báo độc lập về cơn đau sau phẫu thuật[38].Theo kết quả của Nguyễn Hoàng Long (2010), cho rằngchiều dài vết phẫu thuật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đa sau phẫu thuật[43].Điều này có thể lý giải rằng chiều dài vết phẫu thuật

càng dài thì gây tổn thương mô càng nhiều, do đó chiều dài vết phẫu thuật càng dàithì đau sau phẫu thuật càng nhiều.

Về thời gian cuộc phẫu thuật, trong nghiên cứu này, thời gian cuộc phẫu thuật trung bình là 46,43 ± 8,76 phút, ngắn nhất là 30 phút, dài nhất là 70 phút.Thời gian cuộc phẫu thuật có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với đau sau phẫu thuật. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010), thời gian cuộc phẫu thuật ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật [43].Ngoài ra cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pavlin D.J và các cộng sự (2002), thời gian cuộc phẫu thuật có mối tương quan với đau sau phẫu thuật [51].Điều này có thể lý giải rằng thời gian cuộc phẫu thuật phản ánh tổng thể thời gian trong phòng phẫu thuật, có thể liên quan trực tiếp đến tính xâm lấn của phẫu thuật, tức thời gian phẫu thuật càng nhiều thì tính xâm lấn càng cao, do đó thời gian phẫu thuật càng kéo dài thì đau sau phẫu thuật nhiều hơn.

Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đau sau phẫu thuật với giới tính. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu như: kết quả nghiên cứu của Kless J.R (2009), cho rằng giới tính không liên quan với đau sau phẫu thuật [39]. Kết quả nghiên cứu của Ready B.L (1999), cho rằng không có sự khác biệt về điểm số đau sau phẫu thuật với giới tính. Kết quả nghiên cứu của Bisgaard T và cộng sự (2001), cho rằng giới tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với đau sau phẫu thuật [26]. Kết quả nghiên cứu của Eyerusalem H (2015), cho rằng giới tính và đau sau phẫu thuật không có sự liên quan với nhau [33].Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại không phù hợp với một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Dân (2015), cho kết quả giới tính và đau sau phẫu thuật có mối liên quan với nhau, sau phẫu thuật nữ giới đau nhiều hơn so

với nam giới [9]. Kết quả nghiên cứu của Aubrun F và các cộng sự (2005), báo cáo rằng giới tính và đau sau phẫu thuật có mối liên quan với nhau, nữ giới đau sau phẫu thuật nhiều hơn nam giới vì nữ giới có ngưỡng đau ít hơn và ít khả năng chịu đau hơn so với nam giới [25].Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tổng thể điểm đau sau phẫu thuật với giới. Điều này có thể lý giải rằng, theo Kless (2010) có thể do số lượng nam giới chưa được đầy đủ ở mỗi mức độ đau cho một phân tích có ý nghĩa [39], trong nghiên cứu của chúng tôi thu được chỉ có 08 nam giới chiếm (7,1%) trong tổng số 112 người bệnh tham gia nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện a thái nguyên năm 2017 (Trang 60 - 63)