Một số nghiêncứu về đau sau phẫu thuật trên Thế Giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện a thái nguyên năm 2017 (Trang 27 - 29)

Theo nghiên cứu của Kwanjit P (2007), tiến hành ở Thái Lan nghiên cứu về đau, quản lý đau và sự hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung[52 ]. Nghiên cứu đánh giá mức độ đau, chiến lược quản lý đau, mức độ hài lòng của người bệnh, ảnh hưởng của đau đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cắt tử cung trong ba ngày đầu sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu mô tả, cỡ mẫu là 110 người bệnh. Kết quả đánh giá mức độ đau tại 4 thời điểm “đau nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại” với thang đo từ 0 đến 10, điểm trung bình tại 4 thời điểm đánh giá là cao nhất trong ngày thứ nhất sau phẫu thuật và thấp nhất ở ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Về ảnh hưởng của đau đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ho và thở sâu, đi

đứng, giấc ngủ, cảm xúc, mối quan hệ giao tiếp với người khác và các hoạt động khác) của người bệnh phẫu thuật cắt tử cung trong ba ngày đầu sau phẫu thuật, trong nghiên cứu này phân tích mối tương quan giữa “đau nhất” với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật cho kết quả như sau: đau nhất có mối tương quan với các hoạt động như (ho và thở sâu, đi đứng, giấc ngủ, cảm xúc, mối quan hệ giao tiếp với người khác) với p < 0.05. Tuy nhiên đau nhất không có mối tương quan với các hoạt động khác (như rửa mặt, đánh răng hay ăn uống)với p > 0.05.

Theo một nghiên cứu của Eyerusalem H (2015) ở Ethiopia, nghiên cứu về đánh giá quản lý đau sau phẫu thuật [33]. Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ đau sau phẫu thuật, quản lý đau và các yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, với cỡ mẫu nghiên cứu là 416 người bệnh, kết quả có 90,4% người bệnh đau sau phẫu thuật, nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn, loại phẫu thuật, có đau mạn tính trước phẫu thuật đều không có mối liên quan đến đau sau phẫu thuật, còn yếu tố bị trầm cảm và không sử dụng thuốc giảm đau opioid có mối liên quan đến đau sau phẫu thuật. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ ghi nhận đánh giá đau vào thời điểm khảo sát, không ghi nhận đánh giá đau vào những thời điểm khác, điều này có thể có những sai lệch nhất định về mức độ đau của người bệnh khi sử dụng thuốc giảm đau.

1.2.2. Một số nghiên cứu về đau sau phẫu thuật ở Việt Nam

Nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Dân (2015), Đánh giá đau sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi tai bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng bệnh viện Việt Đức lần thứ VI [9]. Nghiên cứu đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau tới các hoạt động hàng ngày và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu 50

người bệnh. Nghiên cứu sử dụng cả hai thang đánh giá mức độ đau và thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của đau đến các hoạt động hàng ngày trong Bảng kiểm đau rút gọn (BPI) để đánh giá. Đánh giá mức độ đau tại 4 thời điểm “đau nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại” với thang đo từ 0 đến 10. Kết quả hầu hết người bệnhđều trải qua đau sau phẫu thuật ở mức độ trung bình. Trước phẫu thuật, mức độ đau và mức độ lo sợ về phẫu thuật là yếu tố dự báo quan trọng của mức độ đau sau phẫu thuật. Nghiên cứu cũng chỉ ra nữ giới thường trải qua đau sau phẫu thuật nhiều hơn so với nam giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện a thái nguyên năm 2017 (Trang 27 - 29)