Đối với khoa, phòng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày –tá tràng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 36 - 45)

- Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày- tá tràng phù hợp để giám sát.

- Điều dưỡng trưởng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh thủng dạ dày-tá tràng.

- Điều dưỡng trưởng cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, mô tả công việc cho từng nhóm chăm sóc, từng điều dưỡng chăm sóc người bệnh theo hướng toàn diện, có xử phạt nghiêm minh, rõ ràng để điều dưỡng có tinh thần và trách nhiệm hơn trong quá trình làm việc.

- Điều dưỡng trưởng tăng cường công tác tập huấn, đào tạo tại chỗ cũng như

thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng về kiến thức và thực hành trong các buổi giao ban.

- Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh thủng dạ dày-tá tràng và thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

4.4. Đối với người bệnh và gia đình người bệnh.

- Chủ động, tích cực trong công tác quản lý bệnh tật của bản thân cùng với nhân viên y tế.

- Tin tưởng vào điều trị, tuân thủ các quy định của khoa, hợp tác với cán bộ y tế trong quá trình chăm sóc và điều trịđểđạt kết quả cao nhất.

- Sau khi ra viện: thường xuyên quan tâm, theo dõi tới sức khỏe bản thân, tuân thủ theo hướng dẫn nhân viên y tế, khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân mình.

Chương 5 KẾT LUẬN

Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kết luận :

5.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 như sau :

• Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

- 100% NB được theo dõi sát DHST trong những ngày sau mổ.

Tuy nhiên, tỉ lệ theo sõi đúng DHST đạt 97,5%; 2,5% ĐD chưa thực hiện

đúng thời gian đo DHST

• Theo dõi sonde niệu đạo- bàng quang.

- 100% NB được theo dõi đầy đủ sonde niệu đạo bàng quang,treo túi nước tiểu thành giường, theo đúng nguyên tắc vô khuẩn và một chiều.

Tuy nhiên:Khoảng 20% BN được chăm sóc sonde niệu đạo-bàng quang chưa đúng quy trình.

• Chăm sóc ống hút dịch dạ dày,

- 100% NB được theo dõi sát và thường xuyên ống thông dạ dày, sớm phát hiện và xử trí bất thường.

• Chăm sóc ống dẫn lưu :

- 100% ĐD cho người bệnh nằm tư thế nghiêng về bên ống dẫn lưu để dịch thoát ra dễ dàng, kiểm tra và theo dõi dịch qua dẫn lưu về số lượng, màu sắc và tình trạng ống dẫn lưu.

- Khi chăm sóc ống dẫn lưu 100% ĐD luôn giữ cho hệ thống dây dẫn và túi chứa vô khuẩn, một chiều để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Thường xuyên theo dõi tình trạng ống dẫn lưu xem có tắc, gập hay không. 95% điều dưỡng thay băng chân ống 1 lần/ngày. 5% điều dưỡng còn lại thay 2 ngày/ lần.

- 100% ĐD thay băng chân ống dẫn lưu theo nguyên tắc vô khuẩn túi ,ống dẫn lưu được thay hàng ngày.

- Khi người bệnh có chỉđịnh rút ống dẫn, 100% ĐD thực hành tốt đảm bảo vô khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

Tuy nhiên, 10% NB không được chăm sóc, theo dõi ống dẫn lưu đúng và đủ: người nhà tự thay túi đựng dịch dẫn lưu. Vào ngày cuối tuần, một số điều dưỡng không thay băng chân ống dẫn lưu, không theo dõi và ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án...

• Chăm sóc vết mổ:

- 90% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu cao nghiêng về phía bên vết mổđể giảm đau.

- NB được thay băng hàng ngày, 1 lần/ ngày theo đúng nguyên tắc vô khuẩn. Trường hợp có dịch thấm băng nhiều, NB được thay băng ngày 2 lần. Tuy nhiên, có 5% NB thay băng 2 ngày/ lần do vào cuối tuần, công việc điều dưỡng quá nhiều hoặc do vết mổ người bệnh đã khô.

- 100% điều dưỡng cắt chỉ theo đúng chỉđịnh của BS. Hầu hết, NB được cắt chỉ vào ngày thứ 7 sau mổ, trước khi ra viện.

- Trường hợp VM có dấu hiệu bất thường, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, 100%

ĐD báo BS và có các biện pháp xử trí kịp thời.

• Theo dõi mức độđau.

- 100% NB được điều dưỡng theo dõi tình trạng vết mổ, mức độ đau hàng ngày và được xử trí kịp thời khi có bất thường.

• Theo dõi thời gian trung tiện.

- Hầu hết, NB trung tiện trong vòng 48h đầu. 100% NB được theo dõi sát thời gian trung tiện. Khi NB trung tiện muộn, điều dưỡng có những biện pháp giúp người bệnh sớm trung tiện.

• Chăm sóc về dinh dưỡng.

- 100% người bệnh được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch khi chưa rút ống thông dạ dày.

- 100% điều dưỡng hướng dẫn sớm chế độ ăn uống cho người bệnh và theo dõi chếđộ dinh dưỡng cho NB thường xuyên.

- Sau khi NB có trung tiện, NB không được ăn ngay mà đến khi rút ống thông dạ dày (5-7 ngày) vì BN khâu lỗ thủng ở dạ dày, tá tràng, đặt ống

thông giúp giảm áp lực dạ dày, nhanh chóng liền sẹo. 100% điều dưỡng hướng dẫn đúng và đủ chếđộăn cho người bệnh sau khi rút ống thông.

• Theo dõi các biến chứng.

- 100% người điều dưỡng theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm các biến chứng sau mổ, báo BS và xử trí kịp thời khi biến chứng xảy ra.

• Giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- 90% người bệnh được giáo dục sức khỏe về chế độăn uống về sinh và vận

động trong quá trình nằm viện cũng như sau khi ra viện.

- 10% điều dưỡng giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa đủ do quá nhiều công việc, không có thời gian giáo dục sức khỏe cho người bệnh và kiến thức về

bệnh của điều dưỡng không nhiều.

5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định :

- Điều dưỡng cần thường xuyên cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ

chuyên môn của mình, cần có tinh thần, trách nhiệm với sức khỏe người bệnh, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chăm sóc toàn diện vào chăm sóc người bệnh tại khoa, thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc người bệnh sau thủng dạ dày- tá tràng.

- Điều dưỡng cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện.

- Bệnh viện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ mới, phòng truyền thông phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.

- Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ

dày- tá tràng phù hợp để giám sát.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh thủng dạ dày- tá tràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Bộ y tế(2000),Giải phẫu sinh lý, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Bộ y tế(2008),Ngoại bệnh lý 1 tập 1, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội

4. Hồ Hữu Thiện (2018) , Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quảđiều trị thủng ổ loét dạ dày- tá tràng bằng phương pháp nội soi, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

5. Khâu thủng loét dạ dày- tá tràng qua nội soi ổ bụng. tài liệu hướng dẫn phẫu thuật nội soi, bệnh viện chợ rẫy, 1999.

6. Ngô Minh Nghĩa(2010), Đánh giá kết quả sớm trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi, luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

7. Trần Việt Tiến (2017), Điều dưỡng Ngoại khoa, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

8. Vụ khoa học và đào tạo-Bộ Y tế(2005),Giải phẫu sinh lý, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Vũ Mạnh Quỳnh, Trần Thiện Trung (2011), Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày-tá tràng qua phẫu thuật nọi soi, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh,15(4)

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THỦNG DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

Mã số phiếu: .../... Ngày điều tra: ... I.Thông tin chung:

C1 Họ và tên:……… C2 Tuổi:………. C3 Giới tính 1. nam 2. nữ C4 Trình độ học vấn 1.tiểu học 2. trung học cơ sở 3.trung học phổ thông

4. trung cấp,cao đẳng,đại học, sau đại học

C5 Địa chỉ 1.thành phố

2.nông thôn

C6 Nghề nghiệp: 1.học sinh sinh viên 2.viên chức

3.công nhân 4.nông dân 5.khác

II. Các thông tin chung về lâm sàng.

C7 Lý do vào viện: C8 Ngày giờ vào viện: C9 Ngày giờ phẫu thuật: C10 Chẩn đoán: C11 Bệnh đi kèm: 1.có(cụ thể………...) 2.không C12 Có cắt đoạn dạ dày không? 1.có 2.không C13 Tiền sử bệnh: 1.loét dạ dày-tá tràng 2.ung thư dạ dày 3.thủng dạ dày-tá tràng 4.khác

III. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

1. Chăm sóc du hiu sinh tn(DHST)

C14 Theo dõi DHST 1h/lần tại phòng hồi tỉnh 1. có 2. không C15 Theo dõi DHST 3h/lần trong 24h đầu 1. có

2. không C16 Theo dõi sát DHST trong những ngày sau mổ 1.có

2.không C17 Số lần theo dõi DHST 1. >3 lần/ngày

2. 2-3 lần/ ngày 3. 1 lần / ngày 4. không theo dõi C18 NB có khó thở, nhịp thở tăng không?

(nếu có chuyển C19)

1. có 2. không C19 NB có được kiểm tra đường thở ngay và cho

thở oxy

1. có 2. không

2. Chăm sóc ng hút dch d dày

C20 Theo dõi thường xuyên tránh tắc nghẽn, cần hút ngắt quãng

1. có 2. không

C21 Thời gian rút ống thông dạ dày 1. trước khi trung tiện 2 .sau khi có trung tiện C22 TD sát ống hút dịch dạ dày 1. có

2. không C23 Báo cáo với bác sĩ ngay và xử trí kịp thời khi

có máu tươi

1. có 2. không

3. Chăm sóc ng dn lưu

C24 Ống dẫn lưu phải được nối với túi vô khuẩn, tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

1. có 2. không C25 Cho NB nằm nghiêng về bên ống dẫn lưu để

dịch thoát ra dễ dàng 1. có 2. không C26 Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu 1. có 2. không C27 TD số lượng, màu sắc, tính chất của dịch ống 1. có

dẫn lưu ra ngoài 2. không C28 Báo ngay với BS nếu dịch ra bất thường hoặc

ra máu

1. có 2. không C29 Thay băng vô khuẩn chân ống dẫn lưu, túi

đựng ống dẫn lưu hàng ngày

1. có 2. không

C30 Thời gian rút ống dẫn lưu 1. trước khi có nhu động ruột

2. sau khi có nhu động ruột

4. Chăm sóc sonde niu đạo-bàng quang

C31 Được rút sớm để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng 1. có 2. không 5. Theo dõi tình trng bng C32 Bụng có đỡ chướng hơn không? 1. có 2. không C33 Có đau khắp bụng, bí trung đại tiện không? 1. có 2. không C34 Báo ngay bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường 1. có

2. không

6. Chăm sóc vết m

C34 Theo dõi tình trạng vết mổ 1. có 2. không C36 Thay băng vô khuẩn 1. có

2. không

C37 Số lần thay băng 1. không thay băng 2. 1 lần/ngày 3. 2 lần/ngày 4. 2 ngày/ lần C38 Có nhiễm khuẩn VM không? 1. có

2. không

C39 Có đau tại VM? 1. có

2. không

2. 24-48h 3. 48-72h 4. >72h C41 Mức độđau 1. đau ít 2. đau vừa 3. đau nhiều 4. rất đau C42 Thời gian cắt chỉ 1. trước 7 ngày

2.t ừ 7 ngày trởđi

7. Chăm sóc v dinh dưỡng

C43 Thời gian có trung tiện 1. 12-24h 2. 24-48h 3. >48h C44 Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch khi chưa

có trung tiện 1. có 2. không C45 Nếu có trung tiện thì bắt đầu uống, sau đó cho ăn từ lỏng đến đặc 1. có 2. không C46 Thời gian hướng dẫn người bệnh chếđộăn 1. trước 6h

2. từ 6-24h 3. sau 24h

8. Theo dõi các biến chng

C47 NB có xảy ra các biến chứng như sốc, nôn, chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối, biến chứng phổi hay nhiễm khuẩn VM không? 1. có 2. không C48 Báo cáo bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng 1. có 2. không 9. Giáo dc sc khe C49 Giáo dục sức khỏe khi ra viện về chế độ ăn: - Ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Giai đoạn

đầu ăn nhiều bữa trong ngày nhất là trường hợp cắt đoạn dạ dày (6 đến 8 bữa), mỗi bữa

ăn với số lượng ít.

1. có 2. không

- Sau đó giảm dần số bữa và tăng số lượng mỗi bữa.

- Hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, ớt, nước có ga...)

- Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu) cần đến bệnh viện ngay.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày –tá tràng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 36 - 45)