Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 26 - 30)

2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa

2.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1: Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 23 57,5 Nữ 17 42,5 Tổng 40 100 Tuổi <30 tuổi 14 35 30- 45 tuổi 9 22,5 >45 tuổi 17 42,5 Tổng 40 100 Nghề nghiệp

Cán bộ- công nhân viên chức 4 10

Học sinh- sinh viên 13 32,5

Hưu trí 9 22,5 Lao động tự do 14 35 Tổng 40 100 Trình độ học vấn < Trung học phổ thông 11 27,5 ≥ Trung học phổ thông 29 72,5

Nhận xét:

- Tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu điều tra là 40 người, trong đó tỷ lệ nam (57,5%) nhiều hơn nữ (42,5%).

- Tỷ lệ người bệnh đang điều trị có độ tuổi >45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%), độ tuổi 30- 45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (22,5%).

- Nghề nghiệp của người bệnh chủ yếu tập trung vào lao động tự do và học sinh - sinh viên, với tỷ lệ lần lượt là 35% và 32,5%.

- Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu đa số đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chiếm 72,5%.

2.2. Đặc điểm liên quan đến tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.2: Đặc điểm liên quan tới tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số

lượng Tỷ lệ (%) Phát hiện bệnh sớm ≤ 2 ngày 35 87,5 > 2 ngày 5 12,5 Tổng 40 100 Bệnh kết hợp Có 14 35 Không 26 65 Tổng 40 100 Thời gian từ lúc nhập viện đến khi được chỉ định mổ ≤ 12h 37 92,5 > 12h 3 7,5 Tổng 40 100 Phương pháp phẫu thuật Mổ mở 2 5 Mổ nội soi 38 95 Tổng 40 100 Nhận xét:

(87,5%), đa số người bệnh vào điều trị viêm ruột thừa cấp không có bệnh kết hợp (65%)

- Thời gian từ lúc nhập viện đến khi được chỉ định mổ sớm ≤ 12h chiếm 92,5%, phương pháp phẫu thuật áp dụng cho người bệnh nhiều nhất là mổ nội soi chiếm 95%

2.3. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

- Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: 97,5 % Điều dưỡng chăm sóc người bệnh đảm

bảo những điều kiện sau:

+ Đặt NB nằm thẳng, đầu ngửa tối đa trong 6 giờ đầu + Kiểm tra lại đường truyền tĩnh mạch còn chảy không

+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/1 lần vẫn chưa đạt vì một số Điều dưỡng không đo đúng giờ theo chỉ định.

+ Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết của người bệnh

+ Khi chuyển người bệnh về khoa Ngoại người giao và người nhận cần ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc.

- Theo dõi 24h đầu:

+ Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 100%.

+ Cho NB nằm tư thế đầu thấp đạt 100% , điều dưỡng cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu thấp.

+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3giờ / lần đạt 72,5%, còn 28,5% theo dõi ở mức độ trung bình vì điều dưỡng có đo, có theo dõi nhưng không đo đúng giờ chỉ định hoặc vài tiếng sau mới nhớ đo để ghi vào hồ sơ bệnh án.

+ 100% điều dưỡng theo dõi tính chất đau, tình trạng chướng bụng do bơm hơi trong ổ bụng cho người bệnh.

+ Thực hiện y lệnh thuốc điều trị đạt 100%, điều dưỡng thực hiện đầy đủ, đúng theo y lệnh của bác sĩ.

+ 100% người bệnh được làm xét nghiệm theo chỉ định

+ Điều dưỡng không thực hiện việc lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, tính chất).

+ Tập cho NB vận động sớm tại giường, cho nằm thay đổi tư thế đạt 87,5 %, còn lại do người bệnh già yếu nên chưa vận động được là 12,5%.

- Theo dõi các ngày sau:

+ Theo dõi tình trạng vết mổ: 92,5% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu cao nghiêng về phía bên vết mổ để giảm đau.

+ Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ: Đa số điều dưỡng có nhận định da, niêm mạc cho NB đạt 92,5 %; còn 7,5% điều dưỡng nhận định chưa đầy đủ.

+ Thay băng vết mổ: 97,5% điều dưỡng thay băng vết mổ cho người bệnh 1 ngày/ 1 lần; 2,5% điều dưỡng thay băng 2 ngày/ 1 lần.

+ Cắt chỉ vết mổ đúng theo chỉ định của bác sĩ đạt 100%. + 100% điều dưỡng thực hiện đúng, đủ y lệnh thuốc.

+ 100% điều dưỡng kiểm tra và theo dõi dịch qua dẫn lưu về số lượng, màu sắc và tình trạng ống dẫn lưu.

+ Khi chăm sóc ống dẫn lưu 100% điều dưỡng luôn giữ cho hệ thống dây dẫn và túi chứa vô khuẩn, một chiều, kiểm tra và thay dịch khi đến vạch quy định. Khi người bệnh có chỉ định rút ống dẫn, 100% điều dưỡng thực hành tốt đảm bảo vô khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

+ 100% điều dưỡng hướng dẫn về chế độ ăn cho người bệnh sau mổ: Sau 6-8 giờ đầu người bệnh không nôn thì cho uống nước, sữa; khi có nhu động ruột cho người bệnh ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày, sau đó cho ăn uống bình thường.

+ 100% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh về cách vận động sớm sau mổ:

cho nằm thay đổi tư thế, ngồi dậy, đi lại có người trợ giúp, sau đó là tự đi lại một mình.

- Theo dõi các biến chứng: 100% điều dưỡng theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, các

triệu chứng của người bệnh để báo cho bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng.

- Giáo dục sức khỏe:

*Trong thời gian người bệnh nằm viện: 87,5% Điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh tập vận động sớm sau phẫu thuật, hướng dẫn gia đình cho người bệnh;h dẫn gia đình cho người bệnh ăn thức ăn lỏng dễ tiêu giàu dinh dưỡng, hạn chế chất xơ, tránh gây rối loạn tiêu hóa. Tránh táo bón cho người bệnh bằng cách cho người bệnh tập vận động sớm sau phẫu thuật, tránh các chất kích thích (cà phê, chè, ớt, tiêu, rượu, bia...) và tăng cường uống nước vì nếu người bệnh bị táo bón khi đại tiện phải rặn sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Giải thích rõ cho người bệnh hiểu mục đích của việc đặt ống dẫn lưu và dặn người bệnh không được tự ý rút ống, giừ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

đặc biệt là khu vực có ống dẫn lưu. Hướng dẫn người bệnh và gia đình nếu có bất thường gì xảy ra báo ngay với nhân viên y tế để xử trí kịp thời ( Dịch qua ống dẫn lưu tăng lên số lượng lớn, màu đỏ tươi , NB thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, chướng bụng, đau. . . ). Còn 12,5% điều dưỡng chưa hướng dẫn đầy đủ cho người bệnh.

*Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện: Đa số điều dưỡng đã hướng dẫn cho người bệnh chiếm 87,5% với những điểm chú ý sau:

+ Người bệnh không kiêng ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng. + Vận động: Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng.

+ Hàng ngày vệ sinh thân thể sạch sẽ

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu của các biến chứng sau phẫu thuật.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)