Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chưa làm được

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 32)

3.1. Ưu điểm

- Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa phân công tiếp nhận người bệnh kịp thời. - Trang thiết bị được bệnh viện trang bị tương đối đầy đủ

- Dụng cụ thay băng, đi tiêm được đảm bảo vô khuẩn và sạch sẽ.

- Về cơ bản điều dưỡng đã biết cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp theo đúng quy trình:

+ Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh trước khi thay băng vết mổ và chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh đạt kết quả cao.

+ Điều dưỡng nhận định đúng đủ tình trạng người bệnh; chăm sóc về tư thế, theo dõi về dấu hiệu sinh tồn; chăm sóc vết mổ; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc vận động ở các ngày sau đều đạt kết quả tốt.

3.2. Hạn chế

- Công việc của điều dưỡng quá tải.

- Một số điều dưỡng còn chưa tuân thủ đúng quy trình chuyên môn:

+ Điều dưỡng không thực hiện việc lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, tính chất).

+ Túi đựng dịch ống dẫn lưu không được đánh số để theo dõi số lượng dịch. + Điều dưỡng để cho người nhà tự ý thay túi đựng dịch

+ Điều dưỡng có ít thời gian tư vấn giáo sức khỏe cho người bệnh

+ Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được chú trọng, thực hiện còn mang tính hình thức.

- Một số điều dưỡng chưa thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề (do nhiều nguyên nhân: áp lực công việc cao, môi trường độc hại, thu nhập thấp, nghề nghiệp chưa được cộng đồng xã hội chia sẻ,…)

3.3. Nguyên nhân chưa làm được

- Lưu lượng người bệnh đông dẫn đến sự quá tải bệnh viện.

- Vật tư, dụng cụ y tế còn thiếu hoặc hỏng chưa kịp thời bổ sung dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh

- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu vì vậy điều dưỡng phải kiêm nhiệm nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện thủ thuật, điền các thông tin vào hồ sơ bệnh án, đi lấy thuốc, đi đưa đón người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng…

- Trình độ chuyên môn chưa đồng đều - Thực hiện 5s còn chưa thường xuyên

- Tập huấn cập nhật kiến thức không thường xuyên, đặc biệt là các buổi sinh hoạt khoa học của điều dưỡng

- Chế độ đãi ngộ còn hạn chế

- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được chú trọng do: + Bệnh viện chưa có phòng truyền thông để người bệnh tiếp cận gần với nhân viên y tế.

+ Chưa có quy định cụ thể về giáo dục sức khỏe cho người bệnh. + Tài liệu tư vấn giáo dục sức khỏe và các trang thiết bị còn thiếu.

+ Điều dưỡng khi tư vấn cho người bệnh còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích kỹ về bệnh, chưa chú trọng tới tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe.

+ Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn người bệnh của điều dưỡng đa số chỉ tư vấn một chiều.

+ Một số điều dưỡng trẻ kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh vẫn còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông, giao tiếp. Do đó, công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Chương IV

KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 1. Đối với bệnh viện

- Bổ sung, sắp xếp đầy đủ nhân lực điều dưỡng để đáp ứng khối lượng công việc.

- Lập kế hoạch cử điều dưỡng đi học chuyên khoa, các lớp tập huấn ngắn hạn tại cơ sở chuyên khoa để cập nhật thêm kiến thức mới về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.

- Bệnh viện cần tạo môi trường làm việc thoải mái, khích lệ, động viên, khuyến khích điều dưỡng có tâm huyết với nghề.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ mới phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.

- Cần tổ chức nhiều đợt tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giáo dục sức khỏe và thực hiện phong trào “4 xin (xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin chào), 4 luôn (luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ)”; thực hiện mô hình quản lý chất lượng “5S- Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng”.

- Bệnh viện cần có phòng truyền thông có đầy đủ trang thiết bị để có những buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh viêm ruột thừa cấp.

- Xây dựng bảng kiểm quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp phù hợp để giám sát.

2. Đối với khoa, phòng

- Điều dưỡng trưởng cần phân công nhiệm vụ, rõ ràng cho từng nhóm chăm sóc, từng điều dưỡng chăm sóc người bệnh theo hướng toàn diện.

- Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng thành viên điều dưỡng điều dưỡng trong khoa và có thưởng phạt rõ ràng để điều dưỡng có trách nhiệm hơn trong công việc chăm sóc người bệnh.

- Điều dưỡng trưởng tăng cường công tác tập huấn, đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng về kiến thức và thực hành trong các buổi giao ban.

- Hàng tháng, hàng quý tổ chức chuyên đề mới để điều dưỡng có điều kiện cập nhật kiến thức mới.

- Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh viêm ruột thừa cấp; chuẩn bị đầy đủ pano áp phích, tờ rơi thông tin treo tại khoa hoặc máy chiếu trong các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại phòng truyền thông của bệnh viện.

3. Đối với điều dưỡng của khoa

- Luôn cần có sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.

- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp.

- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến và kỹ thuật mới. - Tuân thủ đúng quy trình thay băng, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp đặc biệt là nhận định đúng, đủ tình trạng của người bệnh; theo dõi da, niêm mạc, tình trạng đau, vết mổ, ống dẫn lưu cho người bệnh để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

- Cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện hiểu về bệnh viêm ruột thừa cấp của người bệnh về chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động, theo dõi các dấu hiệu biến chứng sớm để kịp thời thăm khám.

Chương V KẾT LUẬN

Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa

Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019.

* Về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp.

- Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: Điều dưỡng chăm sóc tốt đạt 97,5% + Đặt NB nằm thẳng, đầu ngửa tối đa trong 6 giờ đầu

+ Kiểm tra lại đường truyền tĩnh mạch còn chảy không

+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/1 lần vẫn chưa đạt vì một số điều dưỡng không đo đúng giờ theo chỉ định.

+ Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết của người bệnh

+ Khi chuyển người bệnh về khoa Ngoại người giao và người nhận cần ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc

- Chăm sóc 24 giờ đầu:

+ Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 100%.

+ Cho NB nằm tư thế đầu thấp đạt 100% , điều dưỡng cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu thấp.

+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3giờ / lần đạt 72,5%, còn 28,5% theo dõi ở mức độ trung bình vì điều dưỡng có đo, có theo dõi nhưng không đo đúng giờ chỉ định hoặc vài tiếng sau mới nhớ đo để ghi vào hồ sơ bệnh án.

+ 100% điều dưỡng theo dõi tính chất đau, tình trạng chướng bụng do bơm hơi trong ổ bụng cho người bệnh.

+ Thực hiện y lệnh thuốc điều trị đạt 100%, điều dưỡng thực hiện đầy đủ, đúng theo y lệnh của bác sĩ.

+ 100% người bệnh được làm xét nghiệm theo chỉ định

+ Điều dưỡng không thực hiện việc lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, tính chất).

- Chăm sóc những ngày sau:

+ Theo dõi tình trạng vết mổ: 92,5% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu cao nghiêng về phía bên vết mổ để giảm đau.

+ Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ: Đa số điều dưỡng có nhận định da, niêm mạc cho NB đạt 92,5 %; còn 7,5% điều dưỡng nhận định chưa đầy đủ.

+ Thay băng vết mổ: 97,5% điều dưỡng thay băng vết mổ cho người bệnh 1 ngày/ 1 lần; 2,5% điều dưỡng thay băng 2 ngày/ 1 lần.

+ Cắt chỉ vết mổ đúng theo chỉ định của bác sĩ đạt 100%. + 100% điều dưỡng thực hiện đúng, đủ y lệnh thuốc.

+ 100% điều dưỡng kiểm tra và theo dõi dịch qua dẫn lưu về số lượng, màu sắc và tình trạng ống dẫn lưu.

+ 100% điều dưỡng hướng dẫn về chế độ ăn, cách vận động sớm cho người bệnh sau mổ và theo dõi biến chứng để kịp thời xử trí

- Giáo dục sức khỏe:

+ Trong thời gian người bệnh nằm viện: 87,5% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh tập vận động sớm, chế độ ăn uống sau phẫu thuật.

+ Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện: 87,5 % điều dưỡng hướng dẫn người bệnh vệ sinh thân thể, phát hiện sớm các biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp đến khám lại ngay. 12,5% điều dưỡng chưa hướng dẫn đầy đủ khi người bệnh ra viện.

* Về kết quả đánh giá tình trạng người bệnh sau chăm sóc phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

- Người bệnh sau mổ mở cảm thấy rất đau và thời gian đau lâu hơn (>72 giờ) so với mổ nội soi.

- Sau mổ nội soi, người bệnh đau sau mổ trong thời gian ngắn <24 giờ chiếm 40%, 24- 48 giờ chiếm 42,5% và người bệnh cảm thấy đau ít, đau vừa chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 30% và 37,5%.

- Đa số người bệnh sau mổ đều trung tiện sớm (12-24 giờ) chiếm 60%.4 - Sau khi người bệnh đã trung tiện được thì 100% người bệnh đã ăn cháo, sau đó ăn uống bình thường.

- Đối với mổ nội soi đa số người bệnh đã nằm thay đổi tư thế, ngồi dậy đi lại có người hỗ trợ và sau đó tự đi lại một mình chiếm 82,5 %. Tuy nhiên đối với người già

và người bệnh mổ mở thì chỉ nằm thay đổi tư thế và vài ngày sau đó khi hết đỡ đau mới bắt đầu tự vận động chiếm 12,5%.

- 100% người bệnh sau mổ không có nhiễm trùng, biến chứng gì.

- Người bệnh đang điều trị tại khoa rất hài lòng và hài lòng với công tác chăm sóc của người điều dưỡng lần lượt là 85% và 15%.

2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

- Bệnh viện cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ mới, phòng truyền thông phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.

- Lập chương trình đào tạo kiến thức thường xuyên cho điều dưỡng về chăm sóc người bệnh toàn diện.

- Cần tổ chức nhiều đợt tập huấn về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giáo dục sức khỏe và thực hiện phong trào “4 xin (xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin chào), 4 luôn (luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ)”; thực hiện mô hình quản lý chất lượng “5S- Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng”.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp theo 5 bước (Nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá) để giúp cho công tác chăm sóc đạt kết quả cao.

- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2012), Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

2. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2004), “Viêm ruột thừa”, Đào tạo qua mạng. 3. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng bệnh học Ngoại khoa

tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng bệnh học Ngoại

khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bệnh viện Quốc tế Vinmec (2019), Những điều cần biết về phẫu thuật cắt ruột

thừa, xem tại http:// www.vinmec.com

6. Nguyễn Tấn Cường và Nguyễn Hoàng Bắc (2001), “Đánh giá mức độ an toàn và

hiệu quả của cắt ruột thừa nội soi”, Tạp chí Ngoại khoa.

7. Phạm Phan Định (1998), Ruột thừa, hệ tiêu hóa, mô học, Nhà xuất bản Y học, Hà

Nội.

8. Đỗ Xuân Hợp (1968),”Manh và trùng tràng”, Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y

học TDTT, Hà Nội.

9. Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Trung ướng Huế (2013), “Khảo sát công tác

chăm sóc sau mổ nội soi ruột thừa viêm tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Trung ương Huế, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Trung ương Huế.

10. Nguyễn Văn Khoa, Bộ môn Ngoại Bụng, Bệnh viện Quân y 103 (2015), Viêm

ruột thừa cấp, xem tại: http://benhvien103.vn

11. Đặng Văn Quế (1994), Một số nhận xét về bệnh Viêm ruột thừa trong 5 năm tại

bệnh viện Việt Đức, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà

Nội.

12. Phan Hải Thanh (2011), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị

viêm phúc mạc ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi, Luận án tiến sĩ, Đại học Y dược

Huế.

13. Trần Việt Tiến (2017), Điều dưỡng Ngoại khoa, Trường Đại học Điều dưỡng

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BẢNG KIỂM

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BVĐK TỈNH NAM ĐỊNH

Mã số phiếu: .../... Ngày điều tra: ...

STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI 1 Phòng hồi tỉnh - Đặt NB nằm thẳng, đầu ngửa tối đa trong 6 giờ đầu. - Kiểm tra lại đường truyền tĩnh mạch còn chảy không - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ 1 lần

- Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết của NB

- Khi chuyển NB về khoa Ngoại người giao và người nhận cần ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc

2 Theo dõi 24h đầu

- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh

- Cho NB nằm tư thế đầu thấp - Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3giờ / lần - Theo dõi tình trạng chướng bụng do bơm hơi trong ổ bụng - Theo dõi tính chất đau

- Thực hiện y lệnh thuốc điều trị.

- Lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ

STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI

giường, cho nằm thay đổi tư thế 3 Theo dõi các ngày sau

- Chăm sóc vết mổ

+ Theo dõi tình trạng vết mổ + Thay băng vết thương - Chăm sóc, theo dõi ống dẫn lưu

+ Ống dẫn lưu phải được nối xuống túi vô khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. + Cho NB nằm nghiêng về bên ống dẫn lưu, tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu

+ TD số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)