Mức độ trầm cảm

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc rối loạn giác ngủ trên người bệnh trầm cảm và kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên người bệnh trầm cảm (Trang 25)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.3.1. Mức độ trầm cảm

Biểu đồ 3.1: Các mức độ trầm cảm

Nhận xét:

Theo nghiên cứu cho thấy tỉ lệ NB có mức độ TC vừa chiếm tỉ lệ cao nhất với 81.1%; trầm cảm nhẹ 8.1%. Chúng tôi cho rằng tỉ lệ trên là hợp lý vì cho đến nay sự hiểu biết về rối loạn trầm cảm vẫn còn nhiều hạn chế nên những NB bị mức độ trầm cảm nhẹ

8.1 81.1 10.8 Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng

vẫn còn chủ quan, hoặc đến khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế khác, hoặc không được chẩn đoán chính xác. Họ chỉ được chuyển đến bệnh viện tâm thần khi biểu hiện bệnh đã rõ ràng.

3.3.2. Trầm cảm với triệu chứng loạn thần

Biểu đồ 3.2: Trầm cảm với triệu chứng loạn thần

Nhận xét: Theo kết quả thu được có 4 NB (chiếm 10.8%) có các triệu chứng loạn thần kèm theo; trong đó có 02 NB có hoang tưởng (chiếm 5.4%), 02 NB có cả hoang tưởng và ảo giác (chiếm 5.4%%).

3.3.3. Rối loạn thời lượng ngủ trong trầm cảm

Bảng 3.1: Rối loạn thời lượng ngủ Giới Thời lượng ngủ Nam Nữ Tổng n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) Ngủ nhiều 0 0 1 2.7 1 2.7 Ngủ ít 14 37.8 22 59.5 36 97.3 89.2 10.8 Không có loạn thần Có loạn thần

Không có RL 0 0 0 0 0 0

Tổng 14 37.8 23 62.2 37 100

Nhận xét:

Kết quả thu được cho thấy 100% NB có rối loạn giấc ngủ, trong đó 36/37 NB có giảm thời gian ngủ (chiếm 97.3%), 1 NB ngủ nhiều (chiếm 2.7%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét và kết quả nghiên cứu của Cao Tiến Đức (2016) và Trần Viết Nghị (1994).

3.3.4. Rối loạn chất lượng giấc ngủ trong trầm cảm

Bảng 3.2: Rối loạn chất lượng giấc ngủ

Giới RLCLGN Nam Nữ N Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) Khó ngủ đầu giấc 14 37.8 20 54

Khó ngủ lại khi thức giấc 12 32.4 22 59.4

Ngủ khống sâu giấc 14 37.8 21 56.7

Nhận xét:

Theo kết quả tại bảng 05: có 37.8% NB nam; 54% NB nữ có biểu hiện mất ngủ đầu giấc. Có 32.4% NB nam và 64.7% NB nữ có biểu hiện khó ngủ lại hoặc không thể ngủ lại được khi tỉnh giấc. Kết quả thu được của chúng tôi phù hợp với kết quả thu được của Bùi Quang Huy và cộng sự (2017).

Có 14 NB nam (chiếm 37.8%) và 21 NB nữ (chiếm 56.7%) có biểu hiện ngủ không sâu giấc. Bùi Quang Huy và cộng sự (2017) thấy 52,54% NB trầm cảm có biểu hiện rối loạn ngủ không sâu giấc.

Mơ trong khi ngủ: có 19/37 NB có biểu hiện mơ trong khi ngủ (chiếm 51.3%); trong đó có 5/19 NB thường xuyên gặp ác mộng (chiếm 26.3%). Đây là những triệu chứng làm cho NB hết sức khó chịu và mệt mỏi hơn trong quá trình diễn biến bệnh.

Biểu đồ 3.3: Hiểu biết của người bệnh khi có rối loạn giấc ngủ Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có RLGN có 23 NB (chiếm 62.2%) chọn không làm gì, nằm chờ giấc ngủ tới; 11 NB (chiếm 29.7%) dậy đi lại (trong đó có 4 NB có hoang tưởng ảo giác thường xuyên đi lại do các triệu chứng loạn thần chi phối); 3 NB (chiếm 8.1%) sử dụng các biện pháp thư giãn như tập thể dục, nghe đài, xoa bóp,…

Từ kết quả trên chúng ta thấy được phần lớn NB còn thiếu hiểu biết trong chăm sóc giấc ngủ. Chúng ta cần tăng cường giáo dục tăng hiểu biết và hướng dẫn cho mọi người cách chăm sóc cái thiện giấc ngủ.

3.3.6. Hiểu biết của người bệnh khi có cảm giác buồn chán mệt mỏi

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30/37 NB (chiếm 81.1%) chọn tìm chỗ yên tĩnh nằm nghỉ, 4 NB (chiếm 10.8%) chọn chơi các thú vui trước đây mình thích, 3 NB (chiếm 8.1%) chọn làm việc nhẹ nhàng, chơi với bạn bè, hàng xóm. Từ kết quả trên cho thấy phần lớn NB còn thiếu kiến thức về tự chăm sóc bản thân, họ chọn nằm im một chỗ thay vì tham gia các hoạt động cộng đồng, điều này là ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh của NB, cần có sự hướng dẫn và can thiệp để tăng cường hiểu biết, cải thiện trạng thái hoạt động cho NB.

29.7

8.1 62.2

Dậy đi lại

Sử dụng các biện pháp thư giãn Không làm gì,nằm yên

3.3.7. Kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho NB của điều dưỡng

Bảng 3.3: Chăm sóc giấc ngủ cho NB của điều dưỡng Mức độ trầm cảm

KHCS RLGN

Nhẹ Vừa Nặng Tổng

KHCS chung cho người bệnh trầm cảm 3 29 0 32 CS chi tiết từng biểu hiện trên mỗi người

bệnh

0 1 4 5

Nhận xét:

Theo kết quả có 86.5% NB có RLGN có kế hoạch chăm sóc chung về RLGN, nhưng chỉ có 13,5% NB được chăm sóc chi tiết, bám sát theo triệu chứng và diễn biến triệu chứng RLGN của NB, hầu hết NB có kế hoạch chăm sóc đầy đủ, chi tiết là những NB có rối loạn TC ở mức độ vừa và nặng. Chúng tôi cho rằng, tỉ lệ trên là rất thấp so với yêu cầu phải có của một kế hoạch chăm sóc đầy đủ.

3.3.8. Chăm sóc các biểu hiện kèm theo mất ngủ trong trầm cảm

Kết quả thu được 100% NB được chăm sóc các biểu hiện kèm theo của TC; nhưng chỉ có 02 NB được chăm sóc chi tiết cho từng biểu hiện kèm theo của TC (chiếm 5,4%), trong đó 2 NB này là những NB có ý tưởng và hành vi tự sát.

3.3.9. Chăm sóc dinh dưỡng NB mất ngủ trong trầm cảm

Có 70,3% NB chỉ dừng lại ở mức độ bảo đảm bữa ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh; trong khi chỉ có 29,7% NB có chất lượng bữa ăn tốt hơn: đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, hợp khẩu vị. Hầu hết những NB có chất lượng bữa ăn tốt là những NB gia đình điều kiện kinh tế khá, có khả năng phối hợp tốt với bệnh viện trong việc chăm sóc NB

trong quá trình điều trị.

3.4. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được

3.4.1. Thuận lợi

- Internet, công nghệ phát triển dễ dàng cho việc tìm hiểu các thông tin về bệnh cũng như thông tin về chăm sóc giấc ngủ.

- Các công cụ chăm sóc giấc ngủ dễ dàng tìm mua và giá thành không đắt.

- Các thuốc điều trị trầm cảm và vấn đề giấc ngủ được Nhà nước hỗ trợ điều trị, cấp phát từ tuyến y tế cơ sở.

- Đội ngũ nhân viên y tế (NVYT) từ tuyến cơ sở đến tuyến trên được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nhiệt tình giúp đỡ và chăm sóc cho NB.

3.4.2. Khó khăn

- Đa số người bệnh có trình độ học vấn thấp (THCS), tuổi cao họ có ít kinh nghiệm trong việc truy cập các phương tiện truyền thông để tìm hiểu thông tin và kiến thức về bệnh.

- Bệnh được điều trị lâu dài, người chăm sóc không có điều kiện ở cạnh người bệnh liên tục để chăm sóc, mọi hoạt động chăm sóc chủ yếu dựa vào NVYT.

- NB là những người mắc bệnh TC, họ rất ngại giao tiếp, chia sẻ thông tin cho NVYT làm cho nhân viên y tế khó nắm bắt thông tin về tình trạnh sức khỏe của người bệnh. - Các thuốc điều trị bệnh đa số có tác dụng phụ và hầu hết NB đều chịu tác dụng phụ từ thuốc, do đó ngoài chăm sóc các biểu hiện bệnh NVYT còn phải chăm sóc thêm các tác dụng phụ từ thuốc.

- Nguồn nhân lực từ các cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế so với số lượng NB ngày càng tăng.

- Điều dưỡng chưa có kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng biểu hiện bệnh: giấc ngủ, biểu hiện trầm cảm khác hay vấn đề về dinh dưỡng cho người bệnh.

- Nhà ăn của bệnh viện có 5 nhân viên do đó không thể phục vụ đầy đủ và đem lại hiệu quả trong vấn đề phục vụ bữa ăn chất lượng cho người bệnh. Tiêu chuẩn cho mỗi bệnh nhân là 10.000đ/bữa ăn, do vậy không thể đảm bảo dinh dưỡng và ăn theo nhu cầu, khẩu vị của NB.

4. KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI

Từ nghiên cứu thực trạng RLGN và chăm sóc RLGN trên NB trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất và kiến nghị như sau:

Đối với ngành bộ Y tế, sở Y tế

Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để bệnh viện Tâm thần có đủ điều kiện điều trị, quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng tâm lý – xã hội tốt NB tâm thần nói chung và NB rối loạn TC nói riêng.

Đẩy nhanh tiến độ quản lý NB trầm cảm tại cộng đồng theo chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số. (Theo Quyết định 1125/2017/QĐ-TTg ngày 31/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020: đến năm 2020 có 40% số xã, phường, thị trấn triển khai quản lý, phục hồi chức năng cho NB rối loạn TC).

Có kế hoạch phối hợp giữa các bệnh viện, các viện ngành y tế trong công tác phối hợp phát hiện, quản lý, điều trị và chăm sóc NBTC.

Đối với ngành Tâm thần

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học về quản lý, điều trị và chăm sóc NB rối loạn TC.

Tăng cường mở các lớp đào tạo về chăm sóc NB tâm thần nói chung và NB rối loạn TC nói riêng cho điều dưỡng viên tâm thần.

Đối với bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bình phiếu chăm sóc đối với NB tâm thần nói chung và NB trầm cảm nói riêng để không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc NB.

Tổ chức đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chăm sóc cho điều dưỡng viên trong hoạt động chăm sóc NB.

Tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở để cán bộ y tế cơ sở có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ phát hiện, quản lý, điều trị, trợ giúp NB trầm cảm khi NB trầm cảm được quản lý điều trị tại cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức về sức khỏe tâm thần, trong đó có TC để người dân hiểu biết về bệnh, khi có bệnh đến đúng nơi, tránh tình trạng giấu bệnh, áp dụng các biện pháp điều trị thiếu khoa học. Đặc biệt là vùng nông thôn nơi NB đến khám bệnh thấp hơn nhiều so với thực thực tế.

Xây dựng bệnh viện, mua sắm các trang thiết bị, tổ chức các biện pháp vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng... cho NB trong quá trình điều trị.

Có giải pháp phục vụ bữa ăn cho NB đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, hợp khẩu vị cho NB.

Đối với điều dưỡng viên tâm thần

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng chăm sóc NB.

- Đi sâu, đi sát NB để nắm vững diễn biến bệnh, tâm tư, nguyện vọng, tâm lý, trình độ hiểu biết của NB để có KHCS phù hợp.

- Nắm vững các tác dụng phụ của thuốc được chỉ định điều trị để giải thích cho NB trước khi dùng thuốc và khi có tác dụng phụ có KHCS phù hợp.

- Tư vấn cho NB, người thân NB để họ có đủ kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, trợ giúp NB khi bệnh ổn định và khi bệnh tái phát.

5. KẾT LUẬN

Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

1. Thực trạng về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm

1.1. Mức độ trầm cảm: 81.1% NB mắc mức độ trầm cảm vừa chiếm tỉ lệ cao nhất, trầm cảm nhẹ 8.1%.

1.2. Trầm cảm với triệu chứng loạn thần: 4 NB (10.8%) có các triệu chứng loạn thần kèm theo; 02 NB có hoang tưởng (5.4%), 02 NB có cả hoang tưởng và ảo giác (5.4%). 1.3. Rối loạn thời lượng ngủ trong trầm cảm: 100% NB có rối loạn giấc ngủ, trong đó 36/37 NB có giảm thời gian ngủ (97.3%), 1 NB ngủ nhiều (2.7%).

1.4. Rối loạn chất lượng giấc ngủ trong trầm cảm

- 37.8% NB nam; 54% NB nữ có biểu hiện mất ngủ đầu giấc. Có 32.4% NB nam và 64.7% NB nữ có biểu hiện khó ngủ lại hoặc không thể ngủ lại được khi tỉnh giấc. - 14 NB nam (37.8%) và 21 NB nữ (56.7%) có biểu hiện ngủ không sâu giấc.

- 19 NB có biểu hiện mơ trong khi ngủ (51.3%); trong đó có 5/19 NB thường xuyên gặp ác mộng (26.3%).

1.5. Hiểu biết của NB khi có rối loạn giấc ngủ.

- 23 NB (62.2%) chọn không làm gì, nằm chờ giấc ngủ tới;

- 11 NB (29.7%) dậy đi lại (trong đó có 4 NB có hoang tưởng ảo giác thường xuyên đi lại do các triệu chứng loạn thần chi phối);

- 3 NB (8.1%) sử dụng các biện pháp thư giãn như tập thể dục, nghe đài, xoa bóp,… 1.6. Hiểu biết của người bệnh khi có cảm giác buồn chán mệt mỏi

- 30 NB (81.1%) chọn tìm chỗ yên tĩnh nằm nghỉ,

- 4 NB (10.8%) chọn chơi các thú vui trước đây mình thích,

- 3 NB (8.1%) chọn làm việc nhẹ nhàng, chơi với bạn bè, hàng xóm. 1.7. Kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho NB của điều dưỡng

- 86.5% NB có RLGN có kế hoạch chăm sóc chung về RLGN,

- 13,5% NB được chăm sóc chi tiết, bám sát theo triệu chứng và diễn biến triệu chứng RLGN của NB.

- 100% NB được chăm sóc các biểu hiện kèm theo của TC; nhưng chỉ có 02 NB được chăm sóc chi tiết cho từng biểu hiện kèm theo của TC (chiếm 5,4%), trong đó 2 NB này là những NB có ý tưởng và hành vi tự sát.

- 70,3% NB chỉ dừng lại ở mức độ bảo đảm bữa ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh; trong khi chỉ có 29,7% NB có chất lượng bữa ăn tốt hơn: đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh,

hợp khẩu vị.

2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh mất ngủ do trầm cảm Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định

- Bệnh viện tổ chức đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chăm sóc cho điều dưỡng viên trong hoạt động chăm sóc NB.

- Bệnh viện đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức về sức khỏe tâm thần, trong đó có TC để người dân hiểu biết về bệnh, khi có bệnh đến đúng nơi, tránh tình trạng giấu bệnh, áp dụng các biện pháp điều trị thiếu khoa học. Đặc biệt là vùng nông thôn nơi NB đến khám bệnh thấp hơn nhiều so với thực thực tế.

- ĐD không ngừng học tập, rèn luyên để nâng cao chất lượng chăm sóc NB.

- ĐD đi sâu, đi sát NB để nắm vững diễn biến bệnh, tâm tư, nguyện vọng, tâm lý, trình độ hiểu biết của NB để có KHCS phù hợp.

- ĐD tư vấn cho NB, người thân NB để họ có đủ kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, trợ giúp NB khi bệnh ổn định và khi bệnh tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trịnh Bỉnh Di (2001): Các trạng thái hoạt động của não: ngủ, thức, rối loạn

tâm thần, Sinh lý học - tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.Tr 360 - 369.

3. Bùi Quang Huy (2008): Trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bùi Quang Huy (2016): Rối loạn giấc ngủ, Mất ngủ trong bệnh trầm cảm,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr 64-96.

5. Trần Viết Nghị (2004): Rối loạn giấc ngủ. Từ điển Y học phổ thông, nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr 254 - 255.

6. TCYTTG (1992): Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10F) về các rối

loạn tâm thần và hành vi.

7. Trịnh Tất Thắng và cs (2017): Hiệu quả của giáo dục tâm lý trong điều trị

bệnh nhân trầm cảm chủ yếu tại bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu

hội nghị khoa học. Hội Tâm thần học Việt Nam năm 1917, tr 22 - 28.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc rối loạn giác ngủ trên người bệnh trầm cảm và kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên người bệnh trầm cảm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)