Từ nghiên cứu thực trạng RLGN và chăm sóc RLGN trên NB trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất và kiến nghị như sau:
Đối với ngành bộ Y tế, sở Y tế
Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để bệnh viện Tâm thần có đủ điều kiện điều trị, quản lý, chăm sóc, phục hồi chức năng tâm lý – xã hội tốt NB tâm thần nói chung và NB rối loạn TC nói riêng.
Đẩy nhanh tiến độ quản lý NB trầm cảm tại cộng đồng theo chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số. (Theo Quyết định 1125/2017/QĐ-TTg ngày 31/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020: đến năm 2020 có 40% số xã, phường, thị trấn triển khai quản lý, phục hồi chức năng cho NB rối loạn TC).
Có kế hoạch phối hợp giữa các bệnh viện, các viện ngành y tế trong công tác phối hợp phát hiện, quản lý, điều trị và chăm sóc NBTC.
Đối với ngành Tâm thần
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học về quản lý, điều trị và chăm sóc NB rối loạn TC.
Tăng cường mở các lớp đào tạo về chăm sóc NB tâm thần nói chung và NB rối loạn TC nói riêng cho điều dưỡng viên tâm thần.
Đối với bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bình phiếu chăm sóc đối với NB tâm thần nói chung và NB trầm cảm nói riêng để không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc NB.
Tổ chức đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chăm sóc cho điều dưỡng viên trong hoạt động chăm sóc NB.
Tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở để cán bộ y tế cơ sở có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ phát hiện, quản lý, điều trị, trợ giúp NB trầm cảm khi NB trầm cảm được quản lý điều trị tại cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức về sức khỏe tâm thần, trong đó có TC để người dân hiểu biết về bệnh, khi có bệnh đến đúng nơi, tránh tình trạng giấu bệnh, áp dụng các biện pháp điều trị thiếu khoa học. Đặc biệt là vùng nông thôn nơi NB đến khám bệnh thấp hơn nhiều so với thực thực tế.
Xây dựng bệnh viện, mua sắm các trang thiết bị, tổ chức các biện pháp vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng... cho NB trong quá trình điều trị.
Có giải pháp phục vụ bữa ăn cho NB đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, hợp khẩu vị cho NB.
Đối với điều dưỡng viên tâm thần
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng chăm sóc NB.
- Đi sâu, đi sát NB để nắm vững diễn biến bệnh, tâm tư, nguyện vọng, tâm lý, trình độ hiểu biết của NB để có KHCS phù hợp.
- Nắm vững các tác dụng phụ của thuốc được chỉ định điều trị để giải thích cho NB trước khi dùng thuốc và khi có tác dụng phụ có KHCS phù hợp.
- Tư vấn cho NB, người thân NB để họ có đủ kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, trợ giúp NB khi bệnh ổn định và khi bệnh tái phát.