a) Kỹ năng giao tiếp và hòa nhập với tập thể
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT HỌC TẬP GIỮA 2 LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
TN ĐC
Kỹ năng này được đánh giá qua 2 tiêu chí với kết quả như sau:
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp và hòa nhập với tập thể của HS
Tiêu
chí Nội dung đánh giá
Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%) Mức 4 (%) 3
Sau khi được học tập chủ đề giáo dục STEM, em thấy kỹ năng giao tiếp của mình với các bạn tốt hơn.
0 0 30.435 69.565
4
Sau giờ học tập chủ đề giáo dục STEM, em thấy mình hòa nhập với tập thể lớp hơn.
0 6.5217 30.435 63.043 Gần như tất cả HS được khảo sát đều khẳng định rằng sau khi được học chủ đề giáo dục STEM, các em đều nhận thấy kỹ năng tương tác và giao tiếp của mình với môi trường xung quanh tốt hơn. Thể hiện qua con số thống kê đánh giá của HS cho tiêu chí này rất cao, tập trung hết ở mức 3 và 4 chiếm tối đa là 100%, cao nhất trong đánh giá các tiêu chí của phiếu khảo sát. Tổng số HS đánh giá mức 3 và 4 cho tiêu chí 9 là 93,47%; Mức 1 là 0%; Một số không nhiều HS đánh giá tiêu chí này ở mức 2 (bình thường) là 6,52%. Con số này cũng phần nào khẳng định rằng sau giờ học chủ đề giáo dục STEM, hầu hết HS nhận thấy mình hòa nhập với tập thể hơn.
b)Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế
Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế được khảo sát qua tiêu chí 5 với kết quả như sau:
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tinh thần trách nhiệm với việc học tập của HS Tiêu
chí Nội dung đánh giá
Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%) Mức 4 (%) 5 Trong quá trình học tập chủ đề giáo dục STEM, em nhận thấy mình mạnh dạn, tự tin hơn khi giải quyết các tình huống thực tế.
Tổng số đánh giá tiêu chí này ở mức 3 và 4 là 86,95%. Tuy vẫn có một số các em lựa chọn mức đánh giá 1 (không) và 2 (bình thường), song nhìn vào bảng số liệu khảo sát chúng ta cũng nhận thấy phần đông các em nhận thấy mình cần có trách nhiệm với việc học tập của bản thân trong quá trình học chủ đề giáo dục STEM.
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về việc học tập chủ đề giáo dục STEM giúp HS có cơ hội thể hiện khả năng của mình
Tiêu
chí Nội dung đánh giá
Mức 1 (%) Mức 2 (%) Mức 3 (%) Mức 4 (%) 6
Trong giờ học chủ đề giáo dục STEM, em có cơ hội thể hiện khả năng của mình.
4.3478 19.565 32.609 43.478 Trong tất cả các tiêu chí được khảo sát, tiêu chí này được các em đánh giá với mức thấp nhất. Tuy nhiên, số HS lựa chọn mức đánh giá 3 và 4 vẫn chiếm phần đông khoảng 76,08%, mức 1 có số HS lựa chọn là 4,35%, số HS lựa chọn mức 2 (bình thường) là 19,61%. Tuy vậy, con số này vẫn khẳng định phần đông các em cảm nhận thấy trong giờ học chủ đề giáo dục STEM, các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình.
Quá trình TN cùng những kết quả được rút ra từ TN cho phép khẳng định: mục đích TN đã được hoàn thành, tính khả thi của việc thiết kế và tổ chức một số chủ đề giáo dục STEM thông qua dạy học phép biến hình đã được khẳng định.
Kết luận chương 3
Trong chương này, luận văn đã trình bày nội dung của việc triển khai quá trình TN sư phạm để đánh giá hiệu quả cũng như khẳng định tính khả thi của phương án TN. Từ việc phân tích các kết quả thu được ta có thể có những kết luận ban đầu về đề tài như sau:
Kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn ở lớp ĐC và kết quả này có được là do hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM trong dạy học mang lại.
Việc thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM dạy học trong các bài TN đã cho thấy được sự tích cực hóa HĐ của HS, giờ học trở nên sôi động, hứng thú, giúp HS hiểu bài nhanh, nắm vững kiến thức một cách tự giác, phù hợp với nhận thức của mình.
Tuy nhiên do điều kiện và thời gian TN có hạn nên quá trình TN mới chỉ dừng lại trong một số bài dạy chủ đề phép biến hình, mặc dù vậy vẫn phần nào minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM dạy học.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:
1. Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học chủ đề phép biến hình ở môn Toán lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM, cụ thể: luận văn đã làm rõ được một số khái niệm giáo dục STEM, các đặc trưng của giáo dục STEM, các hình thức tổ chức giáo dục STEM, đưa ra xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục STEM trong dạy học môn Toán, vai trò của môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập các chủ đề giáo dục STEM, đồng thời tiến hành điều tra thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT theo định hướng giáo dục STEM.
2. Phân tích giáo dục STEM thông qua dạy học môn Toán, dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn Toán, cùng với thực trạng và điều kiện triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam, chúng tôi đã thiết kế được ba chủ đề dạy học phép biến hình ở môn Toán lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM qua hình thức dạy học bộ môn trên lớp. Các chủ đề này được thiết kế theo đúng quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM đã trình bày ở trên.
3. Tổ chức TN sư phạm 2 chủ đề “ Thiết kế họa tiết trang trí bằng phép tịnh tiến và phép quay”, “Thiết kế thước vẽ truyền nhờ phép vị tự” để kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của việc thiết kế và tổ chức một số chủ đề giáo dục STEM thông qua dạy học phép biến hình.
Qua đó có thể thấy giáo dục STEM tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện góp phần phát triển năng lực và các kĩ năng cần thiết ở HS. Bởi vậy. Giáo dục STEM là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới nội dung và phương thức giáo dục - đào tạo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tập huấn cán bộ quản lý, GV về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học, Hà Nội.
5. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB trẻ, Hồ Chí Minh.
6. Trần Văn Hạo ( Tổng chủ biên) (2008), Hình học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội 7. Trần Văn Hạo ( Tổng chủ biên) (2008), Hình học 11 sách GV, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
8. Trần Đức Huyên (2003), Bài tập trắc nghiệm Toán 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Hồ Thị Thu Hương (2019), Giới thiệu những nét cơ bản về mô hình giáo dục
STEM của một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10/2019, tr 325 –328.
10.Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11.Nguyễn Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi (2018), Một số vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9/2018, tr 25 – 29.
12.Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2019), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
13.Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2020), Dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Dương Xuân Quý, Ngô Trọng Tuệ, Nguyễn Quang Linh, Trần Thị Gái, Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Thu Trang, Tạ Hoàng Anh Khoa, Tạ Thanh Trung (2021), Giáo dục STEM Hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài dạy đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS trung học, NXB Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
15.Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. 16.Lê Xuân Quang, Đặng Minh Đức, Vũ Thị Ngọc Thúy (2019), Thiết kế bộ thiết bị
điện tử hỗ trợ giáo dục STEM, Tạp chí Giáo dục, số 467, tr 56 – 60.
17.Lã Thị Thu Sen (2019), Dạy học một số chủ đề trên môn toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Đỗ Thị Hồng Minh, Bùi Đức Hiếu (2021), Áp dụng giáo dục STEM trong dạy học môn toán qua thiết kế chủ đề dạy học về phép biến hình ở trường THPT, kỷ yếu hội thảo quốc tế về Giáo dục Toán học – IWME 2021.
PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT
Ý KIẾN GV VỀ GIÁO DỤC STEM
Kính thưa quý Thầy/ Cô, hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thiết kế và tổ chức một số chủ đề giáo dục STEM thông qua dạy học phép biến hình”. Nhằm khảo sát và tham khảo ý kiến có nội dung liên quan đến đề tài, mọi ý kiến, nhận xét của quý Thầy/ Cô sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp chúng tôi thiết kế và tổ chức một số chủ đề giáo dục STEM có hiệu quả, từ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và góp phần vào sự thành công của đề tài. Rất mong quý Thầy/ Cô giúp đỡ.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên GV: ………
Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐
Trình độ đào tạo: Cao đẳng ☐ Đại học ☐ Thạc sỹ ☐ Tiến sỹ ☐
Nơi công tác: ……….. Số năm giảng dạy: ………… Địa điểm: Thành phố ☐ Nông thôn ☐ Vùng sâu ☐
Loại hình trường: Chuyên ☐ Công lập ☐ Dân lập ☐
II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN
Qúy thầy cô đánh đấu chéo (x) vào ô tương ứng với lựa chọn của mình
Câu 1: Thầy cô hiểu gì về khái niệm giáo dục STEM?
A. Giáo dục STEM là dạy học tích hợp liên môn các môn Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật và Toán
B. Giáo dục STEM là định hướng giáo dục: bên cạnh định hướng giáo dục toàn diện là thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán với mục tiêu định hướng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
☐
C. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, kết nối trường học với cộng đồng, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
☐
D. Cả ý 2 và ý 3. ☐
Câu 2: Theo thầy cô, ý nghĩa của dạy học giáo dục STEM là gì?
- Đảm bảo giáo dục toàn diện ☐
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM ☐ - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS ☐
- Kết nối trường học với cộng đồng ☐
- Hướng nghiệp, phân luồng ☐
- Thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 ☐
Câu 3: Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM không?
Rất cần thiết ☐ Cần thiết ☐
Câu 4: Theo thầy cô môn Toán có vai trò như thế nào trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM?
A. Trong giáo dục STEM, vai trò của môn Toán là môn học công cụ, cung cấp các tri thức, kĩ năng, rèn luyện cho HS kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện tư duy và bồi dưỡng nhân cách. Trong giáo dục STEM, môn Toán luôn luôn có mặt tham gia vào chương trình giáo dục STEM.
☐
B. Trong giáo dục STEM, môn Toán giữ vai trò là một môn thành phần, nó là môn học công cụ, chủ yếu hỗ trợ trong việc tính toán, đo lường.
☐
C. Trong giáo dục STEM, chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của các môn học thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, còn vai trò của Toán học rất mờ nhạt, thậm chí không thấy xuất hiện Toán học trong đó.
☐
Câu 5: Thầy (cô) đã tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM chưa ?
☐ Chưa bao giờ ☐ Thỉnh thoảng ☐ Thường xuyên
Câu 6: Theo thầy cô khi tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM có những khó khăn gì?
- Không có thời gian đầu tư thiết kế chủ đề ☐
- Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy ☐
- Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo. ☐
- Dạy học theo định hướng STEM không đem lại kết quả cao trong các kỳ thi khảo sát hiện nay
☐
- Trình độ năng lực của GV còn hạn chết ☐
- Trình độ năng lực HS không đồng đều. ☐
- Thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đảm bảo điều kiện để dạy học theo định hướng giáo dục STEM
☐
- HS không hứng thú với việc học theo định hướng STEM ☐
Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT
Ý KIẾN HS VỀ GIÁO DỤC STEM I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Trường ………Lớp:……… 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐
3. Học lực: Giỏi ☐ Khá ☐ Trung bình ☐ Yếu ☐ Kém ☐
II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN
Em có suy nghĩ gì về các buổi học được tổ chức theo định hướng giáo dục STEM ở lớp mình? Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp với ý kiến của em!
1) Em mong muốn được thầy, cô tổ chức giờ học chủ đề giáo dục STEM như tiết học vừa rồi.
☐ Không thích ☐ Bình thường ☐ Thích ☐ Rất thích 2) Khi được học tập chủ đề giáo dục STEM, em hào hứng tham gia. ☐ Không ☐ Bình thường ☐ Hào hứng ☐ Rất hào hứng
3) Sau khi được học tập chủ đề giáo dục STEM, em thấy kỹ năng giao tiếp của mình với các bạn tốt hơn.
☐ Không ☐ Bình thường ☐ Tốt ☐ Rất tốt
4) Sau giờ học tập chủ đề giáo dục STEM, em thấy mình hòa nhập với tập thể lớp hơn.
☐ Không ☐ Bình thường ☐ Tốt ☐ Rất tốt
5) Trong quá trình học tập chủ đề giáo dục STEM, em nhận thấy mình mạnh dạn, tự tin hơn khi giải quyết các tình huống thực tế.
☐ Không ☐ Bình thường ☐ tự tin ☐ Rất tự tin
6) Trong giờ học chủ đề giáo dục STEM, em có cơ hội thể hiện khả năng của mình.
☐ Không ☐ Bình thường ☐ Thỉnh thoảng ☐ Thường xuyên 7) Em có ý kiến góp ý gì sau giờ học tập chủ đề giáo dục STEM vừa rồi?