3.1.2.1. Thay đổi kiến thức của NB sau khi được tư vấn:
Trước tư vấn chỉ có 61,25% NB là biết được căn nguyên chưa rõ ràng, do thuốc là 43,75%, liên quan đến di truyền là 70%, yếu tố môi trường chiếm 65%, số NB cho rằng đây là bệnh tự miễn chiếm 75%, Tuy nhiên sau khi được tư vấn, con số này thay đổi rõ rệt, đã có 97,5% NB biết được căn nguyên gây bệnh chưa rõ ràng, và đáp án khác được chọn đều tăng. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đa số các Bệnh viện mà NB đã điều trị đều không giải thích cho NB về nguyên nhân gây bệnh, một số NB không quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh mà chỉ quan tâm tới hiệu quả điều trị. Khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các người bệnh trao đổi kiến thức với các người bệnh khác và nhân viên y tế nên đã được cung cấp thêm kiến thức.
Theo nhiều nghiên cứu thấy rằng bệnh vảy nến là một bệnh da phổ biến không những trong nước mà cả thế giới, chiếm khoảng 2-3% dân số, tuy nhiên đa số NB cho rằng bệnh này là bệnh ít gặp trước khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, NB thấy khu vực họ sống và làm việc có rất ít người bị bệnh giống mình, chiếm 31,25%, tuy nhiên sau khi được tư vấn con số này giảm đi còn 10%. Mặc dù vậy vẫn còn 2 NB không biết mức độ phổ biến của bệnh, do đó cần nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về mức độ phổ biến của bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố khởi động góp phần gây bệnh, tái phát hoặc làm bệnh nặng lên ở nhóm thay đổi thời tiết chiếm tỉ lệ cao nhất là 68,7%, tiếp đến là 57,5% NB cho rằng nhóm hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia làm bệnh nặng lên, một số nhóm thuốc chiếm tỉ lệ thấp nhất 33,7%, các nhóm khác như chấn thương ngoài da, tâm lý, yếu tố nhiễm khuẩn, và khi vùng da của người bệnh tiếp xúc với chất có tính base cao như xà phòng, vôi chiếm tỉ lệ tương đương nhau, đều trên 50%. Sự khác biệt này do nhận thức của người bệnh chủ yếu qua quan sát các yếu tố dễ nhìn thấy hàng ngày tác động tới chính bản thân NB. Sau khi được tư vấn, đã có sự thay đổi lớn: chiếm tỉ lệ cao nhất là các NB biết được các yếu tố làm bệnh nặng lên là chấn thương tâm lý, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, yếu tố nhiễm khuẩn, chấn thương ngoài da, khi vùng da tiếp xúc
với những chất có tính base cao và thay đổi thời tiết. Tuy nhiên sự hiểu biết về một số nhóm thuốc ảnh hưởng tới bệnh vảy nến cũng chỉ chiếm 37,5%.
Trước tư vấn, 72,5% NB cho rằng vảy nến là bệnh da mạn tính, có tính tái phát, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, 43,75% cho rằng đây là bệnh di truyền và 31,25% bệnh không gây ảnh hưởng tới môi trường, xã hội và người xung quanh. Sau tư vấn, thấy rằng sự lựa chọn các đặc điểm này đều tăng lên. Trước tư vấn có 32,5% cho rằng bệnh vảy nến là lây truyền, sau tư vấn tất cả các NB đều biết rằng đây là bệnh không lây. Tuy nhiên số người bệnh bệnh đã có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn vẫn không thay đổi
Vảy nến thường biểu hiện ở da, 20-40% biểu hiện ở móng tay, biểu hiện ở nơi khác ít gặp hơn [5]. Trước khi tư vấn có 66,2% NB cho rằng bệnh biểu hiện ở da, niêm mạc, sau khi tư vấn đã tăng lên tới 98,7%. Xếp tiếp theo là móng tay và khớp, hiểu biết của NB tăng lên khoảng 1,3 lần. Sự hiểu biết về biểu hiện của bệnh ở cơ quan khác cũng tăng lên, chiếm 50% số NB. Tìm hiểu chúng tôi thấy rằng các NB trong nhóm nghiên cứu cũng không được cung cấp nhiều thông tin về lĩnh vực này, dù trả lời là có thể biểu hiện ở cơ quan khác nhưng các NB cũng chỉ nghĩ nó có thể lan tỏa toàn thân, cũng không rõ được cụ thể cơ quan nào.
Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, tái phát thành nhiều đợt, việc điều trị duy trì là vô cùng quan trọng, đặc biệt là dùng thuốc theo đơn. Theo nghiên cứu thấy trước khi tư vấn có 85% NB biết nên dùng thuốc theo đơn trong giai đoạn duy trì, sau khi tư vấn tăng lên thành 97,5%. Nhóm NB không dùng thuốc và dùng không thường xuyên giảm đi rõ rệt chỉ còn 2,5% và 3,75%.
3.1.2.2. Thay đổi thái độ của NB sau khi được tư vấn
Chấn thương tâm lý là một yếu tố góp phần làm nặng, khởi phát hay tái phát bệnh, do đó việc kiểm soát được tâm lý tốt cũng góp phần đáng kể trong hiệu quả điều trị bệnh.Trước khi được tư vấn, 61,2% NB có tâm trạng lo lắng vì nghĩ là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, sau khi được tư vấn chỉ có 6,2% vẫn còn tâm trạng này. Tỉ lệ NB không lo lắng nhiều vì tin tưởng vào bác sĩ điều trị tăng từ 31,2% lên 43,7% sau khi được tư vấn, qua tìm hiểu thấy có sự thay đổi lớn do các NB trước khi tư vấn nghĩ rằng mình bị ung thư nào đó, khi biết đây không phải là bệnh ung thư, tâm trạng của họ khá hơn. Các thái độ khác đa phần có giảm, chủ yếu tập trung vào các đối tượng quan tâm tới thẩm mỹ, yếu tố này khó có thể thay đổi được nên cũng cần phải tư vấn kĩ hơn nữa để NB có tư tưởng thoái mái hơn trong khi đối mặt với bệnh.
3.1.2.3. Thay đổi thực hành của NB sau khi tư vấn
Trong thực hành ăn uống, sinh hoạt: trước khi tư vấn có 73,7% NB không uống rượu bia, các chất kích thích chiếm tỉ lệ cao nhất, sau tư vấn tăng lên tới 85%. Hành vi ăn uống điều độ để tránh tăng cân sau tư vấn tăng lên cao nhất là 93,7%. Số NB hạn chế các loại thức ăn gây bệnh, làm bệnh nặng lên, tái phát sau tư vấn cũng tăng lên 77,5%.
Trong thực hành đi khám bệnh, trước tư vấn, hành vi đi khám ngay khi có triệu chứng của bệnh chiếm 60%, sau khi được tư vấn tăng lên thành 81,25%. Vẫn còn tình trạng NB để bệnh nặng lên rồi mới đi khám hoặc trì hoãn việc đi khám, bởi những NB này lệ thuộc vào BHYT và NB biết bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng muốn có thuốc điều trị tốt, hiệu quả và được hưởng theo BHYT thì người bệnh đã tự để bệnh tình của mình nặng lên để có cơ hội chuyển tuyến lên tuyến Trung ương.
Biết cách chăm sóc da tốt sẽ giúp tình trạng bệnh cũng như cảm xúc cải thiện rất nhiều. Thực hành trong chăm sóc da của NB thay đổi đáng kể sau khi được tư vấn. Các NB có hành vi đúng là thoa kem làm ẩm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ và tắm hàng ngày, nhẹ nhàng, tránh tổn thương da tránh gãi tăng lên 86,25% và 91,25% sau khi tư vấn, các hành vi không đúng trong thực hành đều giảm dưới 10%. Vẫn còn tình trạng người bệnh kì cọ thật kỹ, kì sạch lớp vảy da với lý do người bệnh đưa ra là họ không muốn thấy da bong vảy, cảm giác bẩn nếu không kì sạch sẽ dù họ biết là như thế không tốt cho da của họ và do tính chất công việc lao động tay chân của họ.
Trong hành vi tiếp xúc với người khác, 56,25% NB chọn không cách ly với người khác vì bệnh không lây truyền chiếm tỉ lệ cao nhất, sau khi được tư vấn sự lựa chọn này càng tăng lên, tới 92,5% NB. Số NB cách ly vì sợ lây cho người khác và vì tự ti đều giảm. Sau khi được tư vấn toàn bộ số NB đều biết rằng đây là bệnh không lây nên họ thấy không cần phải cách ly như trước nữa.
Đối với thực hành với các yếu tố khởi động, làm bệnh nặng lên hoặc tái phát bệnh. Do có nhận thức đúng về các yếu tố này nên NB đã có hành vi đúng trong thực hành như tránh căng thẳng, nhiễm khuẩn, hạn chế chấn thương, tổn thương da, hạn chế ăn nhiều đường, muối, rượu, không hút thuốc lá.
Về việc thực hành tuân thủ điều trị nhận thấy có 46,25% NB sử dụng thuốc nam trong điều trị, sau khi được tư vấn chỉ còn 11,25% sử dụng. Trước tư vấn, các hành vi như thoa kem làm ẩm da sau khi tắm, tránh gãi chỗ ngứa, giữ da ẩm (35%), thoa và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (72,5%), khi thấy bệnh giảm không tự ý dừng điều trị, bỏ
thuốc (31,25%) đều tăng lên sau khi được tư vấn. So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới thấy rằng 40-70% NB không tuân thủ điều trị, đặc biệt trong vấn đề điều trị tại chỗ, thậm chí tại Trung Quốc có tới hơn 80% NB tự ý dùng thuốc với các lý do được đưa ra là hiệu quả điều trị thấp, thất vọng trong điều trị khỏi bệnh, gặp sự phiền toái khi sử dụng thuốc bôi và chi phí cho điều trị lớn [24].
Việc khám lại theo lịch hẹn được NB rất chú ý, từ 77,5% tăng lên thành 93,75%. Các hành vi không đúng như: chỉ khi bệnh nặng lên mới khám, tự mua thuốc về nhà dùng, không tái khám đều giảm.
3.1.2.4. Sự thay đổi mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của NB sau tư vấn
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi tích cực giữa mức độ hiểu biết của NB. Trước tư vấn chỉ có 38,7% NB có mức độ hiểu biết đạt, tỉ lệ mức độ hiểu biết không đạt gấp đôi tỉ lệ đạt; sau tư vấn có 83,7% NB có mức hiểu biết đạt và 32,5 NB có mức độ hiểu biết không đạt (25,4%). Đã có các đề tài trên thế giới nghiên cứu về sự hiểu biết của người bệnh về bệnh vảy nến trước và sau tư vấn, tuy nhiên các tác giả chỉ đưa ra tỉ lệ mức độ biết về nguyên nhân gây bệnh, yếu tố khởi động bệnh…theo cảm nhận chủ quan của người bệnh.
3.2. Giải pháp để tăng cường tuân thủ điều trị của người bệnh vẩy nến đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Từ thực trạng tuân thủ của người bệnh mắc bệnh vẩy nến điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020 tôi đưa ra đề xuất một số giải pháp để người bệnh tuân thủ điều trị như sau
3.2.1. Đối với Bệnh viện :
- Phòng Điều Dưỡng xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe đối với người bệnh Vẩy nến: Các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, tọa dàm giải đáp các vấn đề liên quan đến bệnh vẩy nến
- Tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe cho các điều dưỡng viên,
- Kết hợp với hội người bệnh vẩy nến, các đơn vị truyền thông như báo, đài các kênh youtobe để làm các bài truyền thông giáo dục sức khỏe
- Kết nối nguồn lực hỗ trợ kinh phí cho những người bệnh vẩy nến có hoàn cảnh khó khăn
- Tạo điều kiện để người bệnh vẩy nến được tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật mới của bệnh viện
- Tăng cường các phòng khám sắp xếp thời gian phù hợp để các bác sỹ có nhiều thời gian chia sẻ với người bệnh.
- Nhắc nhở lịch tái khám tư vấn gọi điện chia sẻ 3.2.2 Đối với người bệnh và gia đình người bệnh
- Khuyến khích người bệnh và gia đình người bệnh tham gia các buổi tư vấn GDSK về bệnh vẩy nến, nhận thức tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị khi bị bệnh.
- Tăng cường kiến thức hiểu biết về bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm cho tổn thương nặng hơn như; các chất kích thích, đồ uống có chất cồn hay điều trị thuốc nam thuốc lá không rõ nguồn gốc
- Khám lại đúng hẹn để việc dùng thuốc được duy trì.
- Cần có chế độ luyện tập, ăn uống sinh hoạt điều độ tránh thức khuya dậy sớm và dùng các chất kích thích
KẾT LUẬN
1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh mắc bệnh vẩy nến đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020
- Trước tư vấn chỉ có 38,75% số NB có KAP ở mức Đạt, sau tư vấn tăng lên 83,75%, trong khi đó mức độ KAP Không đạt giảm đi hơn một nửa từ 77,5% xuống còn 32,5%. Cụ thể:
- Trước tư vấn, tỉ lệ NB biết đây là bệnh mạn tính, có tính tái phát, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; bệnh di truyền lần lượt là 72,5%, 70%; sau tư vấn tỉ lệ lần lượt là 93,7% và 75%.
- Có 85% NB biết cách dùng thuốc duy trì theo đơn trước tư vấn, sau tư vấn là 97,5%.
- Trước tư vấn có 31,2% NB không lo lắng nhiều vì bệnh không nguy hiểm, sau khi tư vấn tăng lên 43,7%.
- Trước tư vấn, tỉ lệ NB hạn chế các loại thức ăn gây bệnh, làm bệnh nặng lên, tái phát; không uống rượu, dùng chất kích thích; ăn uống điều độ để tránh tăng cân lần lượt là 41,2%, 73,7%, 42,5%. Sau tư vấn, các tỉ lệ này lần lượt là 77%; 85%; 93,7%.
- Trước tư vấn có 62,5% NB biết cách chăm sóc da như tắm hàng ngày nhẹ nhàng, tránh tổn thương da, thoa kem làm ẩm thường xuyên theo chỉ định bác sĩ; sau tư vấn tăng lên là 91,2% và 86,2%.
- Trước tư vấn tỉ lệ NB tránh căng thẳng nhiễm khuẩn; hạn chế chấn thương, tổn thương da; hạn chế ăn nhiều đường, muối rượu, không hút thuốc lá lần lượt là 68,7%; 76,2%; 63,7%; 66,2%. Sau tư vấn, con số này lần lượt là 82,5%, 83,7%, 91,2%, 77,5%. - Trước tư vấn có 77,5% NB tái khám theo lịch hẹn, sau tư vấn tăng lên là 93,7% NB.
2. Giải pháp để tăng cường tuân thủ điều trị của người bệnh vẩy nến đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đối với bệnh viện: cần nâng cao hơn nữa công tác tư vấn, đặc biệt là sự phối hợp giữa bác sĩ da liễu và bác sĩ tâm lý để người bệnh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng, góp phần điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Đối với người bệnh: cần chủ động tìm hiểu về bệnh để nâng cao hiểu biết về bệnh và cần sáng suốt khi lựa chọn thông tin để có hiểu biết, thái độ, thực hành đúng. Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Qua kết quả phỏng vấn 80 người bệnh đến khám và điều trị bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương Từ 01/01/2020 đến 30/07/2020, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:
1. Đối với Bệnh viện da liễu Trung ương:
Nâng cao hơn nữa công tác tư vấn, đặc biệt là sự phối hợp giữa bác sĩ da liễu và bác sĩ tâm lý để người bệnh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng, góp phần điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Đối với người bệnh
- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
- Chủ động tìm hiểu về bệnh để nâng cao hiểu biết về bệnh và cần sáng suốt khi lựa chọn thông tin để có hiểu biết, thái độ, thực hành đúng.
3. Đối với bác sỹ, điều dưỡng
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Tiến Bộ (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng uống Vitamin A acid
(Soriatane), Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học y Hà Nội.
2. Bộ môn Da liễu - Học viện Quân y (2001). Bệnh vảy nến, Giáo trình dùng cho Đào tạo sau Đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân.
3. Bộ môn Da liễu Học viện quân y (2008). Bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
4. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm