Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giới Kitô giáo:

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 31 - 34)

IV. BÀI TẬP CÂU HỎI TRÊN LỚP:

9. Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giới Kitô giáo:

Kitô giáo:

 Thần thánh: giáo lý Ba Ngôi: Ngôi thứ 1 là Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa, Ngôi thứ 2 là Đức Chúa Con (Jesus Christ), Ngôi thứ 3 là Chúa thánh thần.

 Số lượng tín đồ: Trên 2,4 tỷ. Là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới.

 Phân bố: Khắp thể giới.

 Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.

 Gồm ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành.

 Biểu tượng: cây thập giá.

 Đức Chúa Trời có quyền phép vô biên, vũ trụ và vạn vật đều do Thiên Chúa (Thượng Đế, Đức Chúa Trời) tạo dựng.

 Con người không chỉ là tôi tớ của Chúa, kẻ được cứu rỗi, mà còn là con của Chúa, do vậy con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng.

Hồi giáo:

 Thần thánh: chỉ có một Thiên Chúa (Allah), và Muhammad là sứ giả của Thượng đế.

 Số lượng tín đồ: khoảng 1,5 tỷ tín đồ, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới.

 Phân bố: chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất.

 Giáo lý: Kinh Qur’an

 Thiên Chúa là lòng thương xót, toàn năng và độc nhất,[6] và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các tiên tri, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.

 Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng đế và kinh Koranđược các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tôn. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa.

Phật giáo

 Thần thánh: Không.

 Số lượng tín đồ: 365 triệu (tín đồ chính thức); 1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ không chính thức).

 Phân bố: Đông Á và Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á.

 Có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên.

 Giáo lý

 Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả sẽ nhận được: hoặc là thiện hoặc là ác nhưng khác nhau về bản chất. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ đau, không còn bị tác động bởi nghiệp. Vũ trụ có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng.

 Bình đẳng: Trong các tôn giáo độc thần luôn có một đấng tối thượng. Phật giáo thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng. Các tôn giáo khác thường có giáo hội và người đứng đầu, lãnh đạo toàn bộ tín đồ. Phật giáo có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng.

 Quan niệm về thế giới: Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng.

10.Ký hiệu trên các mặt hàng

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 31 - 34)