Tổ chức bộ máy quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý đất ở tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai

Đây là điểm mấu chốt quan trọng nhất để phục vụ công tác quản lý đất đai. Đối với bất kỳ địa phương nào, muốn làm tốt công tác quản lý cũng đều cần phải có một bộ máy hoạt động tốt, nhất là trong lĩnh vực đất đai – một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, nhạy cảm và đồng thời cũng là tài sản quý giá của mọi Quốc gia. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý đất đai nói chung phải có trình độ chuyên môn thật vững vàng, am hiểu về pháp luật. Riêng đối với huyện Quảng Ninh cần có sự thay đổi về mặt tổ chức trong bộ máy quản lý đất đai. Cụ thể:

3.4.1.1. Đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này nhằm giúp họ kịp thời cập nhật những chủ trương, chính sách của Nhà nước hoặc những quy định mới của huyện.

- Cán bộ Địa chính xã, thị trấn chỉ làm công việc chuyên môn của mình, không kiêm nhiệm thêm các công việc khác.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ 3 tháng một lần để huyện biết được tiến độ công việc cũng như những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

- Ngoài trình độ chuyên môn, cán bộ Địa chính phải được đào tạo về tin học để sau này có thể quản lý toàn bộ bằng hệ thống mạng quốc gia.

3.4.1.2. Đối với cán bộ Địa chính cấp huyện (Phòng Tài Nguyên và Môi trường)

- Tăng thêm biên chế cho phòng. Hiện nay chính thức mới chỉ có 7 cán bộ biên chế trong đó có 3 lãnh đạo, 4 chuyên viên phụ trách chung.

- Tổ công tác có kế hoạch họp giao ban một tuần một lần để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, thống nhất và phổ biến các văn bản.

- Tổ chức tham quan tập huấn để tiếp thu thêm kinh nghiệm của các tỉnh để có kinh nghiệm quản lý, phong cách làm việc có hiệu quả cao.

- Những người được phân công quản lý theo địa bàn phải có trách nhiệm kiểm tra, đốc thúc và hướng dẫn thực hiện các chủ trương đường lối tại địa bàn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý đất ở tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)