7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Báo điệntử Thanhnien.vn
Ngày 03 tháng 01 năm 1986, báo Thanh Niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tròn 10 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước vẫn còn ứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lúc đó, cả nước vừa tập trung khắc phục hậu quả của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vừa bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới. Nhu cầu thông tin của người dân về các sự kiện của đất nước và quốc tế, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục… ngày càng cao. Nhu cầu về một tờ báo dành cho mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội: trí thức, doanh nhân trẻ, sinh viên học sinh, Việt kiều… trở nên cấp thiết. Đặc biệt, nhiều cán bộ trẻ từng tham gia phong trào sinh viên học sinh đô thị miền Nam rất muốn có một tờ báo nhằm tuyên truyền, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên vừa giúp người trẻ bày tỏ nguyện vọng, vừa tạo điều kiện cho họ tham gia trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới.
Trong bối cảnh đó, ông Huỳnh Tấn Mẫm (thời bấy giờ đang là Phó Ban Mặt trận Trung ương Đoàn, Phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam) và ông Nguyễn Công Khế (đang công tác ở báo Phụ nữ Việt Nam, được Trung ương Đoàn mời về), đã được Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tin tưởng, giao nhiệm vụ xây dựng tờ Báo Thanh Niên từ thuở ban đầu với nhiều ước vọng về một tờ báo đầy sức sống, năng động, sáng tạo.
12/08/1985, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có Công văn số 940/CVTWĐ gửi Ban Tuyên huấn Trung ương xin ý kiến về việc cho phép xuất bản tờ tin mang tên Thanh Niên. Ngày 02/01/1986, Ban Tuyên huấn có Công văn số 01 TH/TW trả lời Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng ý để Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam xuất bản hàng tuần tờ tin mang tên Thanh Niên. Trên cơ sở đó, ngày 03/01/1986, Cục Xuất bản và báo chí (Bộ Văn hóa) cấp giấy phép xuất bản báo chí tạm thời số 1/XB-BC.
Trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của các trang tin điện tử - báo điện tử ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Ban Biên tập báo Thanh Niên quyết định đầu tư, mở thêm trang tin điện tử Thanh Niên. Ngày 25/09/2003, Bộ Văn hóa - Thông tin cấpgiấy phép số 14/GP-BC thiết lập trang tin điện tử trên internet cho báo Thanh Niên. Ngày 01/12/2003, website http://thanhnien.vn/chính thức khai trương. Thời gian đầu, trang tin điện tử Thanh Niên đảm nhận khá tốt việc chuyển tải các tin, bài, ảnh từ báo in lên. Nhưng do báo Thanh Niên có nguồn thông tin rất dồi dào, phong phú, đa dạng; đồng thời nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng cao nên “chiếc áo” trang tin điện tử của báo Thanh Niên trở nên quá chật chội. Việc xin phép ra báo điện tử Thanh Niên là điều tất yếu. 10 năm sau, báo điện tử Thanh Niên được cấp phép (Ngày 29/7/2013, Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 298/GP-BTTTT cho báo Thanh Niên). Đồng thời một số website trực thuộc cũng được phép hoạt động:
Chuyên trang tin nóng: http://tinnong.thanhnien.vn/ Chuyên trang giải trí: http://ihay.thanhnien.vn/
Chuyên trang thế giới xe: http://thegioixe.thanhnien.vn/ Chuyên trang ẩm thực: http://saigonamthuc.thanhnien.vn/ Chuyên trang thể thao:
http://thethao.thanhnien.vn/ Chuyên trang media: http://video.thanhnien.vn/
Ngày 05/09/2013, một bước tiến mới nữa trong quá trình phát triển của Thanh Niên được ghi dấu ấn là Thanh Niên phiên bản mobile chính thức khai trương, đi vào hoạt động (m.thanhnien.vn). Thanh Niên mobile cung cấp đến bạn đọc tiện ích đọc báo trên điện thoại di động và máy tính bảng thông qua nền tảng web trên di động tại địa chỉ m.thanhnien.vn và ứng dụng đọc báo dành cho các máy sử dụng hệ điều hành iOS và Android. Cuối năm 2013, Báo Thanh Niên trở thành tờ báo đầu tiên tại Việt Nam cho phép người đọc có thể xem clip và hình ảnh 3D trên báo in. Theo đó, người dùng chỉ cần tải ứng dụng đọc Báo Thanh Niên trên điện thoại thông minh và máy tính bảng (Thanh Niên mobile) và soi vào những tin bài có gắn logo TNsnap là có thể xem ngay clip và hình ảnh 3D.
Theo đánh giá của trang Alexa.com, báo Thanh Niên online đứng thứ 78 trong tổng số website ở Việt Nam. Trong đó, lượt truy cập trong nước là 84,3%, tại Mỹ là 4,9%, Đức là 1,4%, Australia là 1,3% và Singapore là 0,9%. Thời gian lưu lại trangcủa độc giả trung bình là 5,08 phút và có 11,40% số độc giả truy cập vào website thông qua các trang tìm kiếm.