Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 48)

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho quá trình phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện và tạo cơ sở cho sự

phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Nông nghiệp

Tổng diện tích cây lương thực có hạt 7.042 ha, giảm 3.526 ha so với năm 2008; sản lượng đạt 36.585 tấn (tăng 4.283 tấn so với năm 2008). Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 27.000 ha (tăng 5.822 ha so với năm 2008), trong đó vải thiều là 15.290 ha (giảm 3.210 ha so với năm 2008), các loại cây như cam, bưởi, nhãn, táo khoảng 7.700 ha (tăng hơn 5.600 ha, so với năm 2008); sản lượng hàng năm ước đạt từ 100.000-130.000 tấn; giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 3.000-

3.500 tỷđồng/năm (tăng 2.991 tỷđồng so với năm 2008). Lãnh đạo huyện quan tâm chỉđạo phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, khai thác tốt lợi thế của địa phương. Đa dạng hoá cây trồng và vặt nuôi và chú trọng một số loại cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Chất lượng con giống được cải thiện rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ thuật trong chăn nuôi được cải tiến, thức ăn cho chăn nuôi được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp. Môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, các trang trại, gia trại lớn đều có hầm Biogas để xử lý chất thải đồng thời tận dụng khí làm chất đốt. Chuồng, trại chăn nuôi dần được kiên cố. Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉđạo, công tác tiêm phòng luôn được chú trọng thực hiện.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Huyện đã tập trung chỉđạo việc hoàn thiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án; tăng cường các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thu hút đầu tư vào

địa bàn (Tính đến hết năm 2018 toàn huyện có 180 doanh nghiệp). Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được quan tâm, hỗ trợ phát triển.Các ngành nghề

sửa chữa cơ khí, chế biến lương thực, buôn bán vật liệu xây dựng...không ngừng phát triển cả về quy mô và doanh thu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế huyện.

Thương mại - dịch vụ

Ngành thương mại và dịch vụ được quan tâm và đầu tư. Tổ chức lễ hội Trái cây, hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, lễ hội đền Từ

Hả... Bên cạnh đó, cùng với việc được đầu tư phát triển vùng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn đã tận dụng thế mạnh và đưa loại hình du lịch sinh thái vườn đồi vào khai thác, tạo được sự mới mẻ và thu hút được nhiều du khách tham gia. Trong kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là vận tải, may mặc, dịch vụăn uống, giải trí... tăng theo hàng năm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao hơn.

Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2015-2019 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2019 của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2018 Năm 2019

Nông – lâm – thủy sản % 42,23 35,1 30,5 Công nghiệp – xây dựng % 23,63 28,8 34,6 Dịch vụ - thương mại % 34,14 36,1 34,9

(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy kinh tế của huyện Lục Ngạn đã có bước phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm lực, lợi thế, thế mạnh của các ngành Nông lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – thương mại trên địa bàn. Các ngành phát triển theo hướng

đồng đều, không có sự chênh lệch lớn giữa các ngành.

3.1.2.2 Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

Dân số tính đến năm 2019 toàn huyện Lục Ngạn có hơn 226.540 người (Nam: 113.398 người; nữ: 112.026 người), mật độ dấn số là 223 người/km2.. Dân số thành thị 7.770 người, chiếm 3,43%; dân số nông thôn 218.770 người, chiếm 96,57%. Diễn biến dân số của huyện Lục Ngạn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Diễn biến dân số của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000-2019 Nội dung ĐVT Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011 Năm 2013 Năm 2019

1. Dân số trung bình Người 186.389 200.600 208.523 212.509 226.540 Nam Người 92.207 99.170 105.872 107.339 113.398 Nữ Người 94.182 101.430 102.651 105.170 112.026 2.Phân theo khu vực

Thành thị Người 6.471 6.700 7.035 7.191 7.770 Nông thôn Người 179.918 193.900 201.488 205.318 218.770 2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự

nhiên % 15,32 12,06 11,51 10,1 9,2

Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào với 162.600 lao động. Tỷ lệ

người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn huyện. Lao động nông nghiệp chiếm 62,17%, còn 37,83% là lao động phi nông nhiệp. Tỷ lệ lao động qua

đào tạo của huyện khoảng 38,5% và số lượng chưa có việc làm khoảng 2,5%. Vấn

đề giải quyết việc làm luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, xuất khẩu lao động. Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng. Nhiều trường đào tạo nghề vềđịa phương đểđào tạo, giúp nâng cao tay nghề cho người lao động.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Trong xây dựng cơ bản,lãnh đạo huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, kết hợp với nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ

sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất và phục vụđời sống của nhân dân.

Giao thông

Hệ thống giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm giao thông đường thuỷ và

đường bộ, cụ thể như sau:

Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,

đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm. Cụ thể:

+ Các tuyến quốc lộ có chiều dài qua huyện là 65 km bao gồm: - Quốc lộ 31 từ Phượng Sơn đến Biển Động dài 35 km

- Quốc lộ 279 từ ngã ba Tân Hoa đến giáp Lạng Sơn dài 30 km

+ Đường tỉnh lộ 290 điểm đầu Kép Hai điểm cuối Cống Lầu (giao với quốc lộ

279) đi qua địa phận các xã Hồng Giang và Biên Sơn toàn tuyến dài 15 km.

+ Đường tỉnh lộ 289 (đường tỉnh 273 cũ): Điểm đầu từ thị trấn Chũ giao với quốc lộ 31 điểm cuối tại Hồ Khuôn Thần đi các xã Trù Hựu, Kiên Thành, Kiên Lao toàn tuyến dài 9,7 km.

+ Đường tỉnh 248 (đường tỉnh 285 cũ): Điểm đầu từ Sơn Dương giao với quốc lộ 279 đến làng Vựa giáp danh với tỉnh Lạng Sơn, đi qua địa phận các xã Phong Vân, Phong Minh, Sa Lý toàn tuyến dài 26 km.

+ Đường huyện, xã, thôn, xóm: Mạng lưới đường huyện, xã có tổng chiều dài 570 km, trong đó có 24,7km đường bê tông xi măng, 55,3 km đường đá dăm nhựa; 490 km đường cấp phối đất và nền đất.

+ Hệ thống đường liên thôn, đường nội vùng đã hình thành và tương đối

ổn định tuy nhiên chất lượng chưa cao.

Từ các chương trình, dự án, sự lãnh đạo mang tính đột phá cùng sự đồng lòng của nhân dân, tỷ lệ đường giao thông toàn huyện được cứng hóa đạt hơn 85% tổng chiều dài đường GTNT trong huyện.

Huyện Lục Ngạn có mạng lưới giao thông đường thuỷ trên sông Lục Nam, chiều dài khoảng 45 km, có thể phục vụ vận chuyển, giao lưu hàng hoá với một số

tỉnh như: Hải Phòng, Hải Dương.

Thuỷ lợi

Trong những năm qua, các công trình thuỷ lợi đã được tăng cường đầu tư

phát triển nhằm khai thác nguồn nước chủ động cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Huyện có nguồn nước dồi dào của sông Lục Nam chảy qua, các hệ thống kênh mương , đường dẫn nước kiên cốđể phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hệ thống bưu chính viễn thông

Trên địa bàn huyện đã duy trì thường xuyên thời lượng tiếp âm, tiếp sóng để

tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Do địa hình rộng và phức tạp, một số nơi còn nằm ở rất xa trung tâm nên đã làm hạn chế việc phủ sóng và đưa thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)