Quan điểm sử dụng đất trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Trong thời điểm xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giởi, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng cần phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng sản xuất hiệu quả cao và bền vững... Quan điểm sử dụng đất trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn là:

(1) Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất sản phẩm cây ăn quả của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá nâng cao giá trị

gia tăng và phát triển bền vững.

+ Trên cơ sở phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, hình thành các vùng sản xuất có quy mô lớn và có đặc trưng riêng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai và tài nguyên khác (nước tưới…); sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng cho tiêu dùng nội vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo chủng loại mẫu mã phù hợp.

+ Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải trên cơ sở quan tâm đến an toàn của sản phẩm đến người tiêu dùng, phát triển theo hướng bền vững.

(2) Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải bảo đảm nâng cao hiệu quả các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường

+ Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối

đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

(3) Sử dụng đất, gắn ứng dụng thành tựu mới về khoa học, công nghệ vào sản xuất phù hợp điều kiện của người dân, tạo cơ hội phát huy sáng kiến, kế thừa kinh nghiệm tốt của những mô hình bản địa truyền thống.

Khai thác tốt các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong trồng trọt để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường.

(4) Sử dụng đất hướng vào việc thu hút tối đa nguồn lực của xã hội, phát huy thế mạnh các loại hình tổ chức kinh tế với từng lĩnh vực, trên cơ sở ổn định và phát triển kinh tế hộ, phát triển mạnh kinh tế vườn đồi, kêu gọi đầu tư thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp.

(5) Sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, bảo đảm bền vững, không tổn hại tới môi trường sinh thái, phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Các hoạt động sử dụng đất vào sản xuất theo phương châm vừa phải thích ứng tình hình biến đổi khí hậu đang gia tăng thông qua việc phân vùng sản xuất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp nhất; đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực dẫn đến biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)