Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long năm 2016 (Trang 40 - 42)

Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu xác định các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư và định hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL, tác giả kiến nghị một số chính sách liên quan đến giáo dục nhằm khuyến khích các hộ dân đầu tư hợp lý cho giáo dục, góp phần cùng Đảng và chính quyền thực hiện thành công Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, góp phần đua sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, giữ vững

ngọn cY đầu của cả nước, từng bước hội nhập khu vực và thế giới, phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước .Cụ thể là:

Thứ nhất là chính sách về hỗ trợ, miễn, giảm học phí: Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi thu nhập của hộ thấp thì đầu tư cho giáo dục thấp và hộ gia đình có thêm thành viên đi học thì mức chi cho giáo dục tăng. Từ đó thấy rằng nhu cầu giáo dục của các thành viên trong hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp bị hạn chế. Do đó cần có chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí để các thành viên của hộ được tiếp cận với nhiều dịch vụ giáo dục, góp phần tạo ra được lực lượng lao động có kỹ năng và đáp ứng yêu cầu của một công dân toàn cầu. Trợ cấp giáo dục có tác động làm chi tiêu của hộ cho giáo dục giảm. Sự sụt giảm này do nhận được trợ cấp giáo dục, xu hướng giảm này chấp nhận được. Do đó cần tiếp tục quan tâm triển khai chính sách hỗ trợ cho giáo dục đúng đối tượng nhằm giúp tất cả con em trong các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được đến trưYng.

Thứ hai là chính sách về tạo việc làm, nâng cao thu nhập: Hàng năm số ngưYi nhập cư làm ăn sinh sống rất lớn, công việc làm chưa ổn định, đYi sống còn gặp nhiều khó khăn. Vi vậy chính quyền cần quan tâm hơn nữa các chính sách về khuyến khích khởi nghiệp, ưu đãi đầu tư nhằm tạo nhiều cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho ngưYi dân. Khi thu nhập của hộ tăng lên thì đầu tư cho giáo dục cũng sẽ tăng lên.

Thứ ba là chính sách về vấn đề hạn chế dân nhập cư vùng ĐBSCL: Theo kết quả nghiên cứu thì học vấn của chủ hộ có tác động đến mức chi cho giáo dục của hộ dân cư, trình độ chủ hộ từ trung học phổ thông trở lên đầu tư cho giáo dục nhiều hơn hộ có chủ hộ trình độ dưới trung học phổ thông. Mà đa số dân nhập cư là từ nông thôn, các vùng kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, có thể chưa nhận thức được vai trò và lợi ích mà giáo dục mang lại nên sẽ ít quan tâm đầu tư giáo dục cho các thành viên trong hộ của mình.

Thứ tư là chính sách về dạy học thêm các môn học thuộc chương trình của nhà trường: Hộ gia đình có thành viên đi học thêm thì chi tiêu giáo dục tăng gấp 2,1 lần hộ gia đình không có đi học thêm. Chiều hướng gia tăng này không chấp nhận được. Vì để trở thành một công dân toàn cầu, ngoài kiến thức trong nhà trưYng cần rất nhiều kỹ năng khác. Cho nên cần có chính sách quyết liệt hơn nữa đề hạn chế tình trạng học thêm các môn học ở nhà trưYng, chỉ cho phép bồi dưỡng cho những học sinh yếu kém hoặc học sinh giỏi, năng khiếu để đi thi học sinh giỏi, năng khiếu các cấp, giảm áp lực học tập cho các em. Ngoài thYi gian học ở trưYng, các em có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, học các kỹ năng khác không có trong nhà trưYng.

Thứ năm là chính sách tuyên truyền cho người đân về vai trò và lợi ích của giáo dục: Đẩy mạnh tuyên truyền cho ngưYi dân về vai trò và lợi ích của giáo dục mang lại cho các thành viên của hộ ở hiện tại và tương lai nhằm nâng cao ý thức giáo dục. Khi ngưYi dân có ý thức về giáo dục sẽ đầu tư cho giáo dục hợp lý, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long năm 2016 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)