Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long năm 2016 (Trang 37)

4.3.3.1. Học vấn của chủ hộ

Biến học vấn của chủ hộ có hệ số hồi quy +0.014 và mức ý nghĩa P-value = 0,15 cho biết học vấn của chủ hộ có tác động đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục. Hộ có chủ hộ đạt từ THPT trở lên thì chi cho giáo dục cao hơn hộ có chủ hộ đạt trình độ học vấn dưới phổ thông là 1,4% với điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Kết quả này giống với kỳ vong mong muốn và giống với kết quả thống kê bảng 4.5 là khi chủ hộ đạt trình độ phổ thông trở lên chi tiêu nhiều hơn chủ hộ có học vấn dưới phổ thông.

Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì có xu hướng đầu tư càng nhiều cho giáo dục.

4.3.3.2. Dân tộc chủ hộ:

Dân tộc chủ hộ (Nation) có hệ số hồi quy là +0,539 với mức ý nghĩa P-value là 0,000 cho thấy dân tộc chủ hộ có tác động cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi chủ hộ là dân tộc Kinh thì thì mức chi tiêu cho giáo dục tăng thêm 53,9% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hộ dân tộc Kinh đầu tư cho việc học tập của các thành viên trong hộ nhiều hơn dân tộc khác.

4.3.3.3. Thu nhập của hộ gia đình

Biến thu nhập hộ gia đình (LnIncome) có hệ số hồi quy là 0,025 và P-value là 0,544 cho thấy thu nhập có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục, khi thu nhập tăng thêm 1% thì mức chi tiêu cho giáo dục tăng thêm 2,5% với các yếu tố khác giữ nguyên.

Tóm tắt chương 4:

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Chương này trình bày định hướng phát triển giáo dục của ĐBSCL và đề xuất hàm ý chính sách, nêu hạn chế của đề tài, hướng cho nghiên cứu tiếp theo và kết luận.

5.1. Kết lusn và định hướng phát triển giáo dục ở vùng ĐBSCL

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, việc nâng cao chất lượng nền giáo dục thể hiện qua sự quan tâm đầu tư thích đáng cho con em trong hộ gia đình, cần phải xem xét cụ thể từng nhân tố tác động nhằm gia tăng chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình để đưa ra những chính sách thiết thực và hiệu quả.

Để hộ gia đình gia tăng chi tiêu cho giáo dục cần gia tăng chi tiêu của hộ gia đình. Nếu như mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng ta cần phải tạo điểu kiện để hộ gia đình đầu tư vào giáo dục các cấp học nêu trên. Sự sẵn lòng đầu tư này thế hiện qua hành động thực tế là chi tiêu cho giáo dục của chính hộ gia đình đó. Vì vậy tạo điều kiện để gia tăng chi tiêu hộ gia đình cũng góp phần gia tăng khoản chi tiêu giáo dục. Một trong những điều kiện dẫn đến gia tăng chi tiêu kéo theo hành vi chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn chính là nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Ngoài ra hộ gia đình có nhiều thành viên thì có nhiều nguồn thu. Do đó, các tỉnh thành trên cả nước nói chung, các tỉnh ĐBSCL nói riêng, cần quan tâm hơn nữa cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn, việc làm cho ngưYi lao động dựa vào những lợi thế vùng miền. Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm làm ra theo hướng nâng cao chất lượng. Tận dụng mọi nguồn lựe sẵn có, bên ngoài chuyển giao, tập huấn ngưYi dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách có hiệu quả. Qua đó giúp ngưYi lao động gia tăng thu nhập dẫn đến gia tăng khả năng chi tiu không chỉ cho bản thân ngưYi lao động mà còn đóng góp phần nào cho chi tiêu của hộ gia đình.

Chi tiêu giáo dục cũng chịu ảnh hưởng nghịch chiểu của chi tiêu lương thực, thực phẩm của hộ gia đình. Các khoản chi tiêu lương thực, thực phẩm trong hộ gia đình càng tăng thì chi tiêu giáo dục hộ gia đình càng giảm. Do vậy, nâng cao hiệu quả các chính sách kiểm soát mặt bằng giá cả lương thực, thực phẩm thông qua việc ổn định nguồn cung nhằm tránh tình trạng đầu cơ cũng như kiểm soát mặt bằng giá cả các nhóm hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, đồ uống, rau quả... góp phần bình ổn giá và hỗ trợ ngưYi dân. Bên cạnh đó, cũng cần phải có chính sách ổn định giá đầu vào góp phần hạn chế tăng giá đầu ra của nhóm hàng thực phẩm.

Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện qua số năm đi học cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nâng cao trình độ học vấn cho thế hệ hiện nay chính là góp phần nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ tương lai. Mở rộng mạng lưới các trưYng trung học cơ sở, trung học phổ thông ngưYi noi trú ở cấp huyện và liên xã; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn mỗi xã; đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng lẫn chất lượng; thành lập quỹ khuyến học riêng nhằm hỗ trợ những con em ngưYi có hoàn cành khó khăn được đến trưYng. Vận động ngưYi dân tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thư viện, mở lớp giáo dục thưYng xuyên bồi dưỡng trình đo văn hóa cho ngưYi dân, đặc biệt chú trọng đối tượng ngưYi dân tộc, ngưYi nghèo; huy động tối đa trẻ em của những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong độ tuổi được di hoc ở tất că các bậc học, hạn chế tình trang bỏ học của học sinh trong độ tuổi đến trưYng. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ, trợ cấp là thực sự cần thiết (hỗ trợ, miễn giảm học phí, hỗ trợ phương tiện đi lại, cấp học bổng,...), tạo điều kiện cho tất cả trẻ em được đến trưYng đúng độ tuổi và được đào tạo trong môi trưYng tốt nhất có thể; cần có những chương trình hỗ trợ cải thiện đYi sống kinh tế hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, chủ hộ là ngưYi dân tộc còn nghèo.

Chi phí cho việc học của hộ gia đình ở thành thị tăng cao hơn với những hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Khoản chi tiêu tăng cao hơn này có thể do mức giá tiêu dùng đắt đỏ từ học phí đến chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ khác như chi phí di chuyển, chi phí mua tài liệu và dụng cụ...ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Sự gia tăng này cũng có thể do ngưYi dân ở khu vực thành thị có sự lựa chọn cho các loại hình giáo dục ngoài công lập, trưYng lớp chất lượng cao, hoặc cho con học thêm nhiều hơn nên có mức chi phí cao hơn. Vì vậy đây cũng là một nguyên nhân mang tích khách quan, khó đưa ra những chính sách can thiệp trực tiếp. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể có những chính sách cụ thể là giúp giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực thành thị - nông thôn như: tăng cưYng xây dựng và củng cổ cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục thông qua các chương trình kiên cố hóa trưYng lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Nâng cao hiệu quả công tác day nghề

nông thôn. Bên cạnh đó, cần có chính sách đa dạng ngành nghể, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập của ngưYi lao động ở những khu vực kinh tế còn phát triển chậm. Số thành viên học cấp học khác và trẻ em dưới 6 tuổi cũng tác động đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình. Cần có chính sách hỗ trợ hộ gia đình có nhiều con đi học ở các cấp khác nhau, để hộ gia đình chi tiêu giáo dục hay nói khác hơn là đầu tư cho giáo dục không nghiêng về một cấp học nào đó.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của ĐBSCL tiếp tục phát triển, giữ vững ngọn cY đầu của cả nước, từng bước hội nhập khu vực và thế giới, phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể là thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển giáo dục, chú trọng đổi mới mạnh mě phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo hướng hiện đại, đáp ứng chuẩn khu vực và quốc tế, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh bằng việc tăng cưYng những cấu hỏi mở gắn với thYi sự quê hương đất nước, hạn chế cầu hỏi về yêu cầu ghi nhớ; đổi mới căn bản và toàn diện cho giáo dục, trong đó chú trọng đào tạo con ngưYi có kỹ năng, đào tạo thiên về chất lượng hơn số lượng và đào tạo để hòa nhập quốc tế; coi trọng giáo dục tư tưng chính trị, đạo đức lối sống, phẩm chất công dân, lý tưởng cách mạng nhiều hình thức thu hút hoc sinh tham gia và xã hội ủng hộ; tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác giáo dục mầm non, tập trung đầu tư giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn hóa từ chương trình đến đội ngũ, tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đầy mạnh thực hiện dân chủ trong nhà trưYng (ngưYi học tham gia đánh giá quá trình đào tạo, giáo viên tham gia về đánh giá công tác quản lý tại trưYng) nhằm phát huy ý kiến của học sinh, sinh viên, giáo viên góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Về việc dạy tiếng Anh, sẽ tiếp tục đưa các chuẩn quốc tế về tiếng Anh vào giảng dạy ở các cấp học để khi lên cấp 3 hoặc đại học học sinh có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng anh nhằm giúp trang bị cho học sinh thành phố những kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu của một công dân toàn cầu.

5.2. Hàm ý chính sách:

Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu xác định các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư và định hướng phát triển giáo dục vùng ĐBSCL, tác giả kiến nghị một số chính sách liên quan đến giáo dục nhằm khuyến khích các hộ dân đầu tư hợp lý cho giáo dục, góp phần cùng Đảng và chính quyền thực hiện thành công Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, góp phần đua sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, giữ vững

ngọn cY đầu của cả nước, từng bước hội nhập khu vực và thế giới, phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước .Cụ thể là:

Thứ nhất là chính sách về hỗ trợ, miễn, giảm học phí: Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi thu nhập của hộ thấp thì đầu tư cho giáo dục thấp và hộ gia đình có thêm thành viên đi học thì mức chi cho giáo dục tăng. Từ đó thấy rằng nhu cầu giáo dục của các thành viên trong hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp bị hạn chế. Do đó cần có chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí để các thành viên của hộ được tiếp cận với nhiều dịch vụ giáo dục, góp phần tạo ra được lực lượng lao động có kỹ năng và đáp ứng yêu cầu của một công dân toàn cầu. Trợ cấp giáo dục có tác động làm chi tiêu của hộ cho giáo dục giảm. Sự sụt giảm này do nhận được trợ cấp giáo dục, xu hướng giảm này chấp nhận được. Do đó cần tiếp tục quan tâm triển khai chính sách hỗ trợ cho giáo dục đúng đối tượng nhằm giúp tất cả con em trong các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được đến trưYng.

Thứ hai là chính sách về tạo việc làm, nâng cao thu nhập: Hàng năm số ngưYi nhập cư làm ăn sinh sống rất lớn, công việc làm chưa ổn định, đYi sống còn gặp nhiều khó khăn. Vi vậy chính quyền cần quan tâm hơn nữa các chính sách về khuyến khích khởi nghiệp, ưu đãi đầu tư nhằm tạo nhiều cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho ngưYi dân. Khi thu nhập của hộ tăng lên thì đầu tư cho giáo dục cũng sẽ tăng lên.

Thứ ba là chính sách về vấn đề hạn chế dân nhập cư vùng ĐBSCL: Theo kết quả nghiên cứu thì học vấn của chủ hộ có tác động đến mức chi cho giáo dục của hộ dân cư, trình độ chủ hộ từ trung học phổ thông trở lên đầu tư cho giáo dục nhiều hơn hộ có chủ hộ trình độ dưới trung học phổ thông. Mà đa số dân nhập cư là từ nông thôn, các vùng kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, có thể chưa nhận thức được vai trò và lợi ích mà giáo dục mang lại nên sẽ ít quan tâm đầu tư giáo dục cho các thành viên trong hộ của mình.

Thứ tư là chính sách về dạy học thêm các môn học thuộc chương trình của nhà trường: Hộ gia đình có thành viên đi học thêm thì chi tiêu giáo dục tăng gấp 2,1 lần hộ gia đình không có đi học thêm. Chiều hướng gia tăng này không chấp nhận được. Vì để trở thành một công dân toàn cầu, ngoài kiến thức trong nhà trưYng cần rất nhiều kỹ năng khác. Cho nên cần có chính sách quyết liệt hơn nữa đề hạn chế tình trạng học thêm các môn học ở nhà trưYng, chỉ cho phép bồi dưỡng cho những học sinh yếu kém hoặc học sinh giỏi, năng khiếu để đi thi học sinh giỏi, năng khiếu các cấp, giảm áp lực học tập cho các em. Ngoài thYi gian học ở trưYng, các em có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, học các kỹ năng khác không có trong nhà trưYng.

Thứ năm là chính sách tuyên truyền cho người đân về vai trò và lợi ích của giáo dục: Đẩy mạnh tuyên truyền cho ngưYi dân về vai trò và lợi ích của giáo dục mang lại cho các thành viên của hộ ở hiện tại và tương lai nhằm nâng cao ý thức giáo dục. Khi ngưYi dân có ý thức về giáo dục sẽ đầu tư cho giáo dục hợp lý, hiệu quả hơn.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.3.1. Hạn chế của đề tài:

Tác giả sử dụng bộ dữ liệu của VHLSS 2016 để phân tích, đến thYi điểm này thực trạng về kinh tế xã hội, nhân khẩu học của hộ gia đình, của thành phố đã thay đổi nên kết quả nghiên cứu không phản ánh đúng thực trạng các yếu tố nào tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ, vì vậy sẽ ít được vận dụng vào thực tế. Chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố cơ bản tác động đến chi tiêu giáo dục hộ dân cư, chưa xem xét hết đầy đủ các yếu tố tác động đến chi tiêu giáo duc của hộ. Đồng thYi tác giả cũng chỉ phân tích các yếu tố tác động đến tổng chi cho giáo dục của hộ, chưa phân tách được các chi tiêu thành phần để phân tích sâu hơn, để từ đó có những đề xuất chính sách xác thực hơn góp phần nhỏ cùng thực hiện thành công Nghị quyết 29 NQ/TW. Mẫu nghiên cứu còn ít nên chưa đảm bảo được mức đại diện cho vùng ĐBSCL.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả và hạn chế của đề tài, trong nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ bổ sung thêm vào các yếu tố như tình trạng hôn nhân, tuổi của chủ hộ, nghề nghiệp của hộ, giới tính của trẻ, cấp học của trẻ,... vào nghiên cứu nhằm phản ánh đầy đů hơn các yếu tố tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, để kết quả nghiên cứu thuyết phục hơn, từ đó đề xuất thêm hàm ý chính sách góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của vùng.

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO

Quốc Hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Hiến Pháp. Ban hành

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long năm 2016 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)