Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 (Trang 65 - 71)

dng đất trên địa bàn huyn Cô Tô, tnh Qung Ninh theo ý kiến ca người s

dng đất

Để làm rõ hơn về chất lượng công tác đăng ký đất đai tại Cô Tô, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến người dân và cán bộ quản lý về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. Kết quả điều tra 100 phiếu trên cả ba địa bàn thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân, xã Đồng Tiến như sau:

a) Đánh giá theo tiêu chí cơ quan nhà nước tạo điều kiện

Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí cơ quan nhà nước tạo điều kiện

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện tốt 70 70,00 2 Các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện trung bình 22 22,00 3 Các cấp có thẩm quyền không tạo điều kiện 8 8,00

Tổng số 100 100,00

Theo số liệu điều tra ở bảng 3.9: khi được hỏi “Ông bà đánh giá mức độ tạo điều kiện của các cơ quan có thẩm quyền khi ông (bà) thực hiện việc đăng ký cấp GCN” có 70 phiếu trả lời ở mức độ “các cơ quan thẩm quyền tạo điều kiện tốt”, 22 phiếu trả lời ở mức độ “các cơ quan thẩm quyền tạo điều kiện trung bình” và 8 phiếu điều tra có câu trở lời “các cơ quan có thẩm quyền không tạo điều kiện”. Như vậy cho thấy các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký, cấp GCN cho người dân tại Cô Tô được đánh giá tạo điều kiện cho người làm thủ tục tốt, số lượng đánh giá không tạo điều kiện ít, rơi vào nhóm những người có nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, cần xác minh, thẩm tra nên người dân chưa hiểu và cho rằng các cơ quan có thẩm quyền không tạo điều kiện

b) Đánh giá theo tiêu chí thái độ của cán bộ hướng dẫn hồ sơ

Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí thái độ của cán bộ

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếuTỷ lệ (%)

1 Thái độ của cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện 87 87,00 2 Thái độ của cán bộ hướng dẫn bình thường 7 7,00 3 Thái độ của cán bộ hướng dẫn không nhiệt tình, gây khó khăn 6 6,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của mỗi địa phương, có vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi cơ quan, là nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân do đó công việc tại văn phòng một cửa luôn được chú trọng. Các cán bộ tiếp dân đều là những người có năng lực, trách nhiệm và có chuyên môn phù hợp. Kết quả đánh giá cho thấy, có 87% số phiếu trả lời “thái độ của cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện” cho thấy các cơ quan nhà nước đang ngày càng hoàn thiện về thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ.

c) Đánh giá theo tiêu chí thủ tục hành chính

Số liệu bảng 3.11 cho thấy: Trước khi có kết quả đo đạc địa chính năm 2017, kết quả cấp GCN của Cô Tô đạt tỷ lệ khá cao, hầu hết đất của các tổ chức đã được cấp GCN, đất của hộ gia đình, cá nhân cũng đạt tỷ lệ trên 90%. Số liệu cấp GCN với tỷ lệ cao như trên là kết quả của việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cho người dân, giúp hoàn thành việc đăng ký ban đầu. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phiếu trả lời về thủ tục đơn giản đạt 48%, trong khi số phiếu trả lời về việc

Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí thủ tục hành chính

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Thủ tục đơn giản, dễ hiểu. 48 48,00

2 Thủ tục bình thường 29 29,00

3. Thủ tục phức tạp 23 23,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

thủ tục phức tạp là 23%. Đây là tỷ lệ đánh giá khá cao so với nhiều địa phương khác bởi thủ tục hành chính luôn là tiêu chí bị người dân đánh giá thấp nhất trong số các loại tiêu chí khảo sát về hành chính.

d) Đánh giá theo tiêu chí thời gian và số lần giải quyết hồ sơ

Để đánh giá về tiêu chí thời gian và số lần phải đến cơ quan hành chính giải quyết hồ sơ, học viên đã tiến hành điều tra bằng hai câu hỏi: Số lần số lần đến cơ quan giải quyết thủ tục để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất? Ông/bà có hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thời hạn trả kết quả như đã hẹn không (trả trễ hẹn, đúng hẹn)?

Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến của người dân về số lần số lần đến cơ quan giải quyết thủ tục

Đơn vị tính: Phiếu

1. 2 lần 55 55,00

2. 2-4 lần 30 30,00

3. Nhiều hơn 4 15 15,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra ở bảng 3,12 cho thấy, thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN cho người dân vẫn chưa được đánh giá cao. Số lần người dân phải đến cơ quan hoàn thiện thủ tục đăng ký, cấp GCN từ hơn 2 lần trở lên khá nhiều. Thời gian giải quyết thủ tục còn dài ngày, trễ hẹn. Lý do thời gian bị kéo dàn và trễ hẹn với dân là do lực lượng cán bộ của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cô Tô còn quá mỏng, số cán bộ không đủ để đáp ứng khối lượng công việc nhiều. Thực tế cũng cho thấy, quá trình sử dụng đất là quá trình kéo dài từ nhiều thời kỳ, có rất nhiều biến động trong quá trình sử dụng đất, do đó việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất của nhiều trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc. Hơn nữa, các văn bản pháp luật về đăng ký đất đai, cấp GCN còn có sự thay đổi, bổ sung nhiều lần dẫn tới việc người dân chưa tiếp cận được với các chính sách, do đó kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký đất đai và cấp GCN.

Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến của người dân về thời gian giải quyết thủ tục

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Đúng hẹn 30 30,00

2. Sai hẹn 53 53,00

3. Sai hẹn dài ngày 17 17,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Số liệu bảng 3.13 cho thấy, chỉ có 30% người dân trả lời thủ tục giải quyết hồ sơ đúng hẹn, 53% sai hẹn và 17% sai hẹn dài ngày.

Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến của người dân về trình độ chuyên môn của cán bộ

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Trình độ chuyên môn cao 25 25,00

2. Trình độ chuyên môn trung bình 42 42,00

3. Trình độ chuyên môn yếu 33 33,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Số liệu bảng 3.14 cho thấy: Kết quá điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ lại không tốt nhu khi khảo sát về thái độ cùa cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ, cụ thể: chỉ có 25% trường hợp được khảo sát cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, 42% trường hợp cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn trung bình và có 33 % số trường hợp cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn kém. Với kết quả khảo sát này, công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn cần được chú trọng và đầu tư hơn nữa, ở mức cán bộ có thể giải đáp mọi khúc mắc cũng như hướng dẫn được công dân trong lĩnh vực công về đất đai, một lĩnh vực cần có chuyên môn và thái độ tận tình hết lòng với nhân dân. Cũng có nhiều trường hợp do tính chất phúc tạp cùa hồ sơ lên cán bộ tiếp nhận cần báo cáo xin chi đạo cúa cấp trên chứ không thể tùy tiện phát ngôn và hướng dẫn, dẫn đến việc nhiều người cho rằng cán bộ có trinh độ chuyên môn kém, chua xử lý được các tình huống phát sinh. Đó cùng là một trong những lý do khiến người dân thấy rằng năng lực cán bộ còn hạn chế. Do vậy, khi đánh giá một vấn đề nào đó phái là đánh giá khách quan dựa trên cái từ nhiều phía, tránh áp đặt làm sai lệch sự việc.

e) Đánh giá về số liệu sau đo đạc địa chính

Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến của người dân về số liệu sau đo đạc địa chính

Đơn vị tính: Phiếu

1. Đúng với GCN đã cấp 12 12,00 2. Chênh lệch diện tích so với GCN đã cấp 88 88,00

Tổng số 100 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Số liệu bảng 3.15 cho thấy: Kết quả đo đạc địa chính năm 2017 đang có sự chênh lệch rất nhiều so với GCN đã cấp tại giai đoạn trước 2017. Có những thửa đất diện tích tang lên gấp hàng chục lần so với GCN đã cấp ban đầu. Nguyên nhân là do ở giai đoạn trước, khi cấp GCN cơ quan nhà nước chỉ cấp đối với phần diện tích trong hạn mức được cấp, phần diện tích

3.3.2. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cp giy chng nhn quyn s

dng đất trên địa bàn huyn Cô Tô, tnh Qung Ninh theo ý kiến ca cán b

qun lý

Bảng 3.16. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN

Đơn vị tính: Phiếu

TT Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Hồ sơ đầy đủ, thuận lợi 6 20,00

2. Hồ sơ chưa đầy đủ cần bổ sung 11 36,70

3 Hồ sơ chưa đầy đủ khó khăn giải quyết 9 30,00

4. Lý do khác 4 13,30

Tổng số 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Số liệu bảng 3.16 cho thấy: Kết quả điều tra đối với chính những cán bộ địa chính trên địa bàn ba đơn vị cấp xã và cán bộ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cô Tô, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Kết quả cho thấy, hồ sơ tiếp nhận đầu vào đầy đủ, giấy tờ pháp lý chiếm 20% còn lại là hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa đầy đủ giấy tờ đang chờ bồ sung là 36,7%, hồ sơ khó khăn vướng mắc 30% và lý do khác là 13.33%. Đa số cán bộ đều cho rằng những hồ sơ đầy đù giấy tờ đều làm rất dễ dàng, không có vướng

mắc gì và có mong muốn giải quyết sớm cho công dân được công nhận quyền sử dụng đất. Đối với những hồ sơ chưa đầy đù cần bổ sung các giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, giấy tờ chứng minh thừa kế,..có những trường hợp xét đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng theo số liệu đo đạc địa chính mới phần diện tích tăng thêm quá nhiều dẫn đến nghĩa vụ tài chính phải nộp quá lớn làm cho nguời dân không thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 (Trang 65 - 71)