Ảnh hưởng của các nhân đến thu nhập của hộ nông dân theo định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hoá đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 81)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.3.1. Ảnh hưởng của các nhân đến thu nhập của hộ nông dân theo định lượng

Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần luôn là mục tiêu phấn

đấu của mỗi gia đình trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất. Thu nhập phản ánh kết quảđầu tư sản xuất, là thước đo đánh giá hiệu quảđầu tư sản xuất của mỗi hộ gia

đình. Thu nhập của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố chủ quan (Tổng số lao động, diện tích đất canh tác...), các nhân tố do đô thị hoá tạo ra và các nhân tố khác.

Hàm tuyến tính tổng quát có dạng: Y = a0 + a1X1 + a2X2 + + anXn

Trong đó: Y: Biến phụ thuộc ao: Hệ số chặn (tung độ gốc) X1, X2 Xn: Các biến

độc lập a1, a2 an: Các hệ số của các biến độc lập

Tuy nhiên, khi sử dụng các yếu tố như: thu nhập bình quân/người, diện tích bình quân/người, thu nhập bình quân/hộ, diện tích bình quân/hộ để phân tích sựảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân thì thấy được sựảnh hưởng của các yếu tố này là rất nhỏ. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tốđến thu nhập hộ nông dân tôi sử dụng 5 biến độc lập (lao động, diện tích, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, chi phí phi nông nghiệp).

*Trước đô thị hoá: Để biết trước đô thị hoá các yếu tốảnh hưởng như thế nào tới tổng thu của hộ ta phân tích qua mô hình tổng quát như sau:

TNi = a1 + a2LĐi + a3DTi + a4TTi + a5CNi + a6CPi + Ui Trong đó:

Biến phụ thuộc là: TN - Tổng thu trong năm của hộ (nghìn đồng) ao - Hệ số

chặn(tung độ gốc) a1, a2, a3, a4, a5 - Hệ số của các biến độc lập X1, X2, X3, X4 Biến độc lập: LĐ - Số lao động của hộ (người) DT - Tổng diện tích đất (m2) TT - Chi phí trồng trọt (1000 đồng) CN - Chi phí chăn nuôi (1000 đồng)

Bảng 3.10. Kết quả chạy hồi quy

Tên biến H s Độ lch chun t-Stat P-value

Hệ số chặn 21910,97 3884,197 5,641056** 1,25E-07 LĐ (lao động) 3091,003 1411,006 2,190637* 0,030513

DT (diện tích) 0,21315 0,604946 0,35235 0,725224

TT (Chi phí trồng trọt) 0,249117 0,967398 0,257513 0,797247 CN (Chi phí chăn nuôi) 1,294793 0,238924 5,419271** 3,38E-07 CP (Chi phí phi NN) 1,298163 0,079274 16,37554** 1,01E-31 R2 = 0.730 FKĐ = 61.87 n =120 F0.05(5, 114) = 2.71; t0.025(114) = 1.98 (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) ** có mức ý nghĩa thống kê trên 99% * có mức ý nghĩa thống kê trên 95%

Thông qua số liệu trên ta có phương trình mô tả mối quan hệ giữa các biến số

trong mô hình như sau:

TNi = 21910,97+ 3091,003LĐi + 0,2131DTi + 0,2491TTi + 1,2947CNi + 1,2981CPi + Ui

Sau khi so sánh ta thấy FKĐ>F0.05(5,114). Có thể khẳng định rằng các chỉ tiêu

đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê.

Với R2 = 0,730, điều này chứng tỏ rằng trong 100% sự biến động của tổng thu nhập xung quanh giá trị trung bình của nó thì 73,0% sự biến động là do các yếu tố về

lao động, đất đai, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp mang lại. Còn lại là do các nhân tố khác chưa đưa vào mô hình.

Ta thấy t(ai) của diện tích và chi phí trồng trọt nhỏ hơn (<) t0,025(114), nên không có ý nghĩa thống kê. Hay diện tích và chi phí trồng trọt không ảnh hưởng nhiều

Còn t(ai) của lao động, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp lớn hơn (>) t0,025(114), nên có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, mối quan hệ giữa lao động, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp với tổng thu của hộ được giải thích như sau: Nếu khi các yếu tố khác không

đổi:

- Khi hộ tăng lên 1 lao động thì thu nhập tăng lên tương ứng là 3,091 triệu đồng. - Khi chi phí chăn nuôi tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 1,2947 nghìn đồng.

- Khi chi phí phi nông nghiệp tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng 1,2981 nghìn đồng.

Từ những kết trên cho thấy, trước đô thị hoá nhân tố lao động có ảnh hưởng rất lớn tới tổng thu nhập của hộ nông dân. Do hầu hết các hộ nằm trong khu vực ĐTH

đều sản xuất nông nghiệp, nên nguồn lao động của hộđóng vai trò hết sức quan trọng. Hộ có nhiều lao động sẽ mang lại nguồn thu lớn so với hộ ít lao động. Qua điều tra thực tế, khi sản xuất nông nghiệp ở thời điểm “nông nhàn” thì số lao động tham gia vào làm các ngành nghề phi nông nghiệp là tương đối lớn. Chính vì vậy, nguồn thu của hộ cũng được cải thiện nhiều lên đáng kể.

* Sau đô thị hoá

Xem xét quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng tới thu nhập của hộ như thế nào ta tiếp tục sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích.

TNi = a1 + a2LĐi + a3DTi + a4TTi + a5CNi + a6CPi + a7ĐTi+ Ui Trong đó:

Biến phụ thuộc là: TN - Tổng thu trong năm của hộ (nghìn đồng) ao - Hệ số

chặn(tung độ gốc)

a1, a2, a3, a4, a5 - Hệ số của các biến độc lập X1, X2, X3, X4 Biến độc lập: LĐ - Số lao động của hộ (người)

DT - Tổng diện tích đất (m2)

TT - Chi phí trồng trọt (1000 đồng) CN - Chi phí chăn nuôi (1000 đồng) CP - Chi phí phi nông nghiệp (1000 đồng)

(ĐT = 1 : Hộ có sử dụng tiền đền bù đầu tư kinh doanh

ĐT = 0 : Hộ không sử dụng tiền đền bù đầu tư kinh doanh)

Bảng 3.11. Kết quả chạy hồi quy sau đô thị hóa

Tên biến H s Độ lch chun t-Stat P-value

Hệ số chặn 20783,73 4163,312 4,992114** 2,19E-06 LĐ (Lao động) 3987,196 1482,748 2,68906** 0,00825 DT (Diện tích) 1,628623 1,165845 1,39693 0,165173 TT (Chi phí trồng trọt) 0,685284 0,990732 0,691695 0,490548 CN (Chi phí chăn nuôi) 1,282375 0,249226 5,145434** 1,14E-06 CP (Chi phí phi NN) 1,236107 0,041399 29,85863** 1,94E-55

ĐT (Biến giả) 16306,06 5019,763 3,248373** 0,001529 R2 = 0.893 FKĐ = 157.3 n =120 F0.05(6, 113) = 2.179; t0.025(113) = 1.98 (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) ** có mức ý nghĩa thống kê trên 99% * có mức ý nghĩa thống kê trên 95% Mô hình hồi quy: TNi = 20783,7+ 3987,196LĐi + 1,6286DTi + 0,6852TTi + 1,2823CNi + 1,2361CPi + 16306,06ĐTi +Ui

Sau khi so sánh ta thấy FKĐ > F0.05(6,113). Có thể khẳng định rằng các chỉ tiêu

đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê.

Với R2 = 0,893, điều này chứng tỏ rằng 89,30% sự biến động tổng thu của hộ

là do các yếu tố về lao động, đất đai, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp đầu tư kinh doanh mang lại. Còn lại là do các nhân tố chưa đưa vào mô hình.

tổng thu của hộ.

Còn t(ai) của lao động, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp lớn hơn (>)t0.025(113), nên có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, mối quan hệ giữa lao động, chi phí chăn nuôi, chi phí phi nông nghiệp và đầu tư kinh doanh với tổng thu của hộ được giải thích như sau : Nếu khi các yếu tố khác không đổi :

- Khi hộ tăng lên 1 lao động thì thu nhập tăng lên tương ứng là 3,987 triệu đồng. -Khi chi phí chăn nuôi tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng là 1,2823 nghìn đồng.

-Khi chi phí phi nông nghiệp tăng lên 1000 đồng thì mức thu nhập của hộ tăng lên tương ứng 1,2361 nghìn đồng.

-Khi hộ dùng tiền đền bù, giải toảđất đai đầu tư kinh doanh thì tổng thu tăng lên so với hộ không đầu tư là 16,3 triệu đồng.

Như vậy, sau đô thị hoá các biến độc lập đưa vào mô hình: Lao động, đất đai, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp, đầu tư kinh doanh vẫn có tác động trực tiếp đối với tổng thu nhập của hộ nông dân. Tuy nhiên, có sự

thay đổi lớn trong sựảnh hưởng trên là do tác động của yếu tốđầu tư kinh doanh từ

tiền đền bù của hộ. Các hộđược đền bù đất dùng phần lớn số tiền vào xây dựng khu kinh doanh dịch vụ. Chỉ có một phần nhỏ là bỏ ra để xây dựng lại nhà ở tái định cư.

* Sự khác biệt vềảnh hưởng của các nhân tố tới tổng thu nhập của hộ trước và sau đô thị hoá

Trong tổng thu nhập của hộ nông dân sựảnh hưởng của các yếu tố diện tích và yếu tố chi phí trồng trọt trước và sau đô thị hóa là không lớn (các yếu tố này đều có t(ai) (<) t0.025 (113)). Điều này có thể thấy rằng, trước khi tiến hành đô thị hóa, các hộ

nông dân không có sựđầu tư lớn vào trồng trọt mà chỉ đầu tư vào chăn nuôi và dịch vụ phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi các hộ nông dân bị mất đất và nhận được tiền

đền bù, họ cũng chỉđầu tư thêm 1 phần nhỏ lượng tiền có được. Phần lớn số tiền còn lại họđầu tư vào kinh doanh. Đây cũng chính là nguồn mang lại thu nhập lớn cho hộ.

Bảng 3.12. Sựảnh hưởng khác nhau về thu nhập của hộđối với trước và sau Đô thị hóa Tên biến Trước ĐTH Sau ĐTH H s t-Stat H s t-Stat Hệ số chặn 21910,97 5,641056** 20783,73 4,992114** LĐ (lao động) 3091,003 2,190637* 3987,196 2,68906** DT (diện tích) 0,21315 0,35235 1,628623 1,39693 TT (Chi phí trồng trọt) 0,249117 0,257513 0,685284 0,691695 CN (Chi phí chăn nuôi) 1,294793 5,419271** 1,282375 5,145434** CP (Chi phí phi nông nghiệp) 1,298163 16,37554** 1,236107 29,85863**

ĐT (Biến giả) 16306,06 3,248373** R2 = 0.730 R2 = 0.893 FKĐ = 61,87 FKĐ = 157.3 n =120 n =120 F0.05(5,114) = 2.71 F0.05(6,113) = 2,179 t0.025(114) = 1,98 t0.025(113) = 1,98 (Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Cùng với xu hướng đó, trước đô thị hoá hộ nông dân bỏ ra 1,294793 đồng và 1,298163 đồng tương ứng cho chi phí chăn nuôi và chi phí phi nông nghiệp nhưng sau khi đô thị hoá hộ nông dân chỉ chi 1,282375 đồng cho chi phí chăn nuôi, 1,236107đồng cho chi phí phi nông nghiệp và sẵn sàng bỏ 16306,06 đồng để đầu tư

kinh doanh. Điều này có thể cho thấy rằng việc đô thị hoá có tác động không nhỏ tới tâm lý của hộ nông dân. Họ nhận thấy rằng khi đầu tư kinh doanh sẽ mang lại thu nhập cao hơn so với đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách cụ thể giúp hộ nông dân định hướng phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao như: mở rộng thị trường, nâng cấp hệ thống giao thông, chính sách tín dụng ưu đãi ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hoá đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)