Qua quá trình đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án trên địa bàn thành phố Phúc Yên, tôi nhận thấy:
- Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cơ bản được ban hành kịp thời, đầy đủ, các văn bản hướng dẫn thi hành của thành phố mang tính đồng bộ, có điều chỉnh đề phù hợp theo từng thời
điểm và từng dự án cụ thể đã góp phần xây dựng chặt chẽ các phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã áp dụng đầy đủ, công khai, minh bạch và chặt chẽ các chế độ chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, phần nào giảm bớt khó khăn cho người dân về kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống khi bị thu hồi đất.
- Công tác vận động, tuyên truyền tại các dự án luôn được chú trọng, đặc biệt là tại những trường hợp có vướng mắc, thiếu hợp tác của người dân.
- Có chếđộ thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bàn giao mặt bằng sớm, đúng tiến độ.
3.4.1.2. Những khó khăn và nguyên nhân
- Về khách quan:
+ Một số vị trí đất khó khăn trong việc xác định nguồn gốc cùng với việc một số cán bộ thuyên chuyển công tác, nghỉ chếđộ khiến cho công tác điều tra, lập và thẩm định phương án BTHT bị chậm trễ.
+ Dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.301 là một trong những dự án trọng điểm của Tỉnh, phải triển khai trong nhiều năm, chịu chi phối của các chính sách khác nhau qua các giai đoạn, do đó dẫn đến sự chênh lệch giá cả bồi thường, lợi ích kinh tếđã gây nên bức xúc, mâu thuẫn giữa người chấp hành trước với người chấp hành sau. Nói chung là mặc dù đã có sựđiều chỉnh về giá đất cho các phương án đã phê duyệt.
Tuy nhiên sự chênh lệch giá BTHT trước khi thực hiện điều chỉnh diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân do sự chênh lệch về quyền lợi qua các lần điều chỉnh giá đất, cũng bởi nguyên nhân này mà một bộ phận người dân thiếu sự hợp tác trong quá trình xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
+ Các văn bản pháp lý có nhiều sự thay đổi trong khi các dự án kéo dài nên quá trình xây dựng phương án BTHT&TĐC cũng phải thay đổi theo làm ảnh hưởng
đến tiến độ của dự án.
+ Mức giá quy định trong khung giá đất của tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao,
đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mâu thuẫn về lợi ích trong các công tác này với các lợi ích khác là gay gắt, bởi người dân trong diện bị thu hồi đất muốn giá đất cao, trong khi đó giá đất được ban hành phải đáp ứng nhiều mục đích và lợi ích: người sử dụng đất, môi trường đầu tư,… Do đó mâu thuẫn này luôn là vấn đề thực tại, bức xúc khó cân bằng.
+ Hỗ trợ đối với đất vườn, ao trong khu dân cư nông thôn.
Theo quy định tại điều 17 Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Khi thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở
thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ
trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Phúc Yên có nhiều hộ dân xây dựng nhà ở
trên đất vườn trong khu dân cư (thửa đất không có đất ở). Các hộ dân đề nghị được tính bồi thường, hỗ trợ như quy định tại điều 17 Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Diện tích đất nông nghiệp được giao sau khi đo đạc thực tế nhiều hơn so với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất. Các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi đề nghị được tính bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính Phủ.
+ Một bộ phận không nhỏ người dân có sự so sanh về giá đất của các dự án trên địa bàn (giá đất đối với những dự án Doanh nghiệp là chủ đầu tu cao hơn rất nhiều so với nhưng dự án được đầu tư từ ngân sách Nhà nước như: các dự án đường Giao thông, mương thủy lợi, trạm ý tế, trường học, đường nước, đường điện…) và giá đất so với địa phương lân cận như: huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội.
+ Hầu hết các xã, phường đều chưa thực hiện công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính kịp thời nên việc xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để tính tỷ lệ
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm cơ sở tính hỗ trợổn định đời sống gặp khó khăn. + Trong quá trình thực hiện công tác kiểm kê, các hộ mua bán, chuyển nhượng đa phần là người ởđịa phương khác nên việc liên lạc với các hộ gia đình, cá nhân phối hợp kiểm kê chưa kịp thời, hoặc chưa phối hợp thực hiện.
- Về chủ quan:
+ Một số cán bộ công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, năng lực lãnh
đạo, chưa cương quyết, đùn đẩy và lẩn tránh trách nhiệm trong công việc.
+ Một bộ phận người dân có tâm lý ngại thay đổi đối với yêu cầu phát triển xã hội nên thiếu hợp tác trong việc bàn giao mặt bằng.
+ Việc vận dụng các chế độ chính sách BTHT về đất đai chưa được linh hoạt,
đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, nên không nhận được sựủng hộ của một bộ phận người dân bị thu hồi đất.
+ Tuy đã có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhưng còn chưa được chặt chẽ nên xảy ra tình trạng người dân hợp tác, ủng hộ và muốn thực hiện bàn giao nhanh mặt bằng nhưng vẫn phải chờđợi việc xây dựng, thẩm định, thay đổi phương án trong thời gian khá dài.