Trong thời gian thực tập ở Công ty TNHH De Heus, ngoài việc được công ty giao về trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà và hỗ trợ kĩ thuật phòng, trị bệnh
trên gà, vịt cho người dân chăn nuôi tại xã Hòa Hưng thì em còn được công ty đào tạo về sản phẩm nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng giới thiệu về sản phẩm với khách hàng.
Trong thời gian thực tập, em đã được tham gia các buổi đào tạo kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp bán hàng, kĩ thuật phòng và điều trị bệnh cho gà cùng các anh chị phòng kinh doanh của công ty theo định kì. Nhờ những kiến thức được đào tạo ở công ty ngoài việc hỗ trợ kĩ thuật cho trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà em còn được làm quen với việc tiếp cận và marketting sản phẩm của công ty đến các trại ở xã Hòa Hưng. Kết quả các công việc khác em đã làm được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các công việc trong quá trình thực tập
STT Tên công việc Số lần thực hiện
(lần)
1 Hỗ trợ trang trại tiêm phòng bệnh cho đàn vịt 38 2 Tham gia vào gà cho các trại và xuất bán gà 12 3 Tập huấn kỹ năng mền, kỹ năng mổ khám, chẩn
đoán và điều trị một số bệnh trên gà 10 Qua bảng 4.6 các nội dung công việc được thực hiện như sau:
-Hỗ trợ trang trại tiêm phòng bệnh cho đàn vịt em đã được thực hiện công tác phòng bệnh và điều trị cho các trại thuộc khách hàng của công ty số lần thực hiện là 38 lần.
-Tham gia vào gà cho các trại và xuất bán gà số lần thực hiện là 12 lần. -Tham gia tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng mổ khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên gà số lần thực hiện 10 lần.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua đợt thực tập này, em nhận thấy sáu tháng thực tập đã giúp em mở mang hơn về cả kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm và bằng sự lỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Em đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về chuyên môn từ thực tiễn. Cụ thể là:
- Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong chăn nuôi.
- Nắm bắt và biết cách sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh trong chăn nuôi.
- Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thường: cầu trùng, CRD, đầu đen, viêm ruột hoại tử…
- Củng cố thêm kiến thức và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học. - Hiểu biết về xã hội, cách sống và quan hệ trong một tập thể, cơ quan. - Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân.
Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn gà, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
- Hiệu quả chăn nuôi tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà đạt hiệu quả cao. - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà được các hộ chăn nuôi áp dụng đúng cách, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gà để đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.
- Công tác phòng, trị bệnh áp dụng đúng quy trình, đảm bảo.
- Quy trình phòng bệnh cho đàn gà được thực hiện đầy đủ, đúng thời điểm bằng cách thực hiện đầy đủ quy trình vắc xin cho đàn gà.
Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh: về nguyên tắc là điều trị cho toàn đàn, kết quả sau điều trị đều được đánh giá là an toàn và bảo hộ được đàn gà.
+ Gà mắc bệnh CRD sử dụng flo-doxy kết hợp long đờm, hạ sốt, giải độc gan thận với liều lượng 1g/4 lít nước dùng 5 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,48%.
+ Gà mắc bệnh đầu đen sử dụng sulfamono – tri kết hợp amox 50, hạ sốt, giải độc gan thận với liều lượng 1g/3 - 4 lít nước dùng 5 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,50%.
+ Gà mắc bệnh cầu trung sử dụng diclazuzin 3%, amprococ, vitamin K kết hợp giải độc gan thân dùng liên tục 5 ngày. Kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,09%.
Kết quả thực hiện công việc khác trong quá trình thực tập
- Thực hiện được 38 lần hỗ trợ trang trại tiêm phòng bệnh cho đàn vịt. -Tham gia vào gà cho các trại và xuất bán gà số lần thực hiện là 12 lần. -Tham gia tập huấn kỹ năng mền, kỹ năng mổ khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên gà số lần thực hiện 10 lần.
5.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh trên nhiều đối tượng gà khác nhau, phương thức nuôi khác nhau, với số mẫu lớn hơn để thu được kết quả chính xác hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về các bệnh xảy ra phổ biến trên gà cũng như các biện pháp phòng trị thích hợp, tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh đó để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra với đàn gà.
- Nhà trường và Ban Chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các cơ sở thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 66 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 - 21.
2.Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng ở gà và biện pháp phòng trị, Nxb Khoa học tự nhiên Công nghệ.
3.Nguyễn Thành Chung (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Cầu Trùng gà. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp.
4.Đào Trọng Đạt (1975), “Điều tra tình trạng màng kháng thể chống
Mycoplasma” Báo cáo khoa học.
5.Bạch Mạnh Điều (2004), Bệnh Cầu Trùng gia cầm và biện pháp phòng trị cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Trần Xuân Hạnh (2004), 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp. 7.Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2001), 101 câu hỏi
thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.
8.Hội bác sỹ thú y (2008), Bệnh Mycoplasma ở gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2000), Giáo trình kiểm tra vệ sinh thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 -78, tr. 72-78.
12.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr. 109 - 129.
13.Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
14.Lê Hồng Mận (2003), Hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi gà công nghiêp, Nxb Lao động xã hội.
15.Lê Văn Năm (2003), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, Nxb Nông nghiệp.
16. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng gia súc giam cầm, Nxb Nông Nghiệp. 17.Lê Văn Năm (2010), “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh đầu
đen, bệnh kén ruột thừa”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập II. 18.Lê Văn Năm (2011), “Bệnh đầu đen ở gà và gà tây”, Tạp chí Khoa học
Công nghệ chăn nuôi.
19.Lê Văn Năm (2012), Bệnh ở gia cầm việt nam bí quyết phòng trị bệnh hiệu quả cao, Nxb Nông Nghiệp
20. Nguyễn Thanh Sơn (2004), Kỹ thuật nuôi gà ri và gà ri pha, Nxb Nông nghiệp. 21.Orlow P.G.S (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp. 22.Trương Thị Tính, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Văn Năm, Đỗ Thị Vân Giang (2015), ‘‘Tình hình mắc bệnh đầu đen ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang’’, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXII.
23. Trương Thị Tính (2016), Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
24.Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001), Bệnh phổ biến ở gà và biện pháp phòng trị, Nxb Văn hóa và Thông tin, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
25.Bencina D, Tadina T and Dorrer D (1988), “Natural Infection of ducks with Mycoplasma synouiae and Mycoplasma gallisepticum and myocplasma egg transmission”, Avian Pathology, 17:441- 449.
26. Bleyen N., De Gussem K., De Gussem J. Goddeeris B. M. (2007), “Specific detection of Histomonas meleagridis in turkeys by a PCR assay with an internal amplification control”, Vet. Parasitol, 143, 3 - 4, pp. 206 - 213. 27.Harbi M. M., Mustafa A., Salih M. M. (1979), “Isolation and identification
of Mycoplasma gallisepticum from indigenous chicken in the Sudan”,
Sudan Journal of Veterinary Reseach 1. pp. 51; 5 ref.
28.Harry Yoder J. R. (1943), “The protation of a virut in embryonted chicken eggs causing a chronic respiratory disease of chicken”, A. J. Vet. Res.4, pp. 225 – 332.
29.Jack Davies J (2017) Key facts about coccidiosis. http://www.poultryworld.net /Health/Articles/2017/10/Key-facts-about- coccidiosis-192498E/?cmpid=NLC|worldpoultry|2017-10-04|.
30.Joder H. W (1964), Investigate of morphological changes of Mycoplasma colony (Characteziation of avian Mycoplasma).
31.Liebhart D., Weissenbock H., Hess M. (2006), “In - situ hybridization for the detection and identification of Histomonas meleagridis in tissues”, J. Comp. Pathol., 135, pp. 237 - 242.
32.Lin M. Y.Kleven S. H. (1984), “Evaluation of attenuated strains of Mycoplasma gallisepticum as vaccines in young chicken”, Avian Diseases, 28, pp. 88 – 89.
33.Lotfi A. R. và cs. (2012), “Persistence of Histomonas meleagridis or on materials used in poultry houses”, Avian Dis, pp. 224 - 226.
34. Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (1997), “Detection of Mycoplasma in avian live virus vaccine by polymerase chain reaction”, Biologicals, pp. 365 - 371.
35.McDougald L. R. (2008), “Histomoniasis (Blackhead) and other protozoan diseases of the intestinal tract”, Blackwell Publishing Ltd, Oxford, pp. 1095 - 1117.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1: Các bồn silo đựng thức ăn Hình 2: Giai đoạn gà 14 ngày tuổi
Hình 3: Mổ khám kiểm tra bệnh Hình 4: Bệnh tích ở gà mắc bệnh CRD
Hình 5: Vắc xin cúm gia cầm H5N1 Hình 6: Vắc xin Newcastle – Bronchitis