Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 51)

Để phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Tiêm phòng vắc xin cho gia cầm là một trong những yếu tố

làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phòng bệnh bằng vắc xin là một trong những cách phòng bệnh cho gà rất hiệu quả, ngoài ra cần phải bổ sung các thuốc tăng sức đề kháng, thuốc phòng bệnh cho gà.

Sử dụng vắc xin cho gà để phòng trước những bệnh không có thuốc chữa, đảm bảo sức khỏe tốt cho gà để sinh trưởng phát triển. Lịch sử dụng vắc xin phòng bệnh phải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình. Có thể dựa vào dịch tễ của vùng và điều kiện để quyết định loại vắc xin sử dụng.

Trong thời gian thực tập, em được đến tư vấn và hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà

Thời điểm phòng

(ngày tuổi)

Mục đích dùng Loại vắc xin, thuốc Cách dùng

Số gà được phòng

bệnh (con)

2 - 4 Tăng lực, hỗ trợ tiêu hóa Điện giải gluco K,C

Men tiêu hóa Cho uống 44.130 4 Phòng Cầu trùng Scocvac - 3 Cho uống 43.510 7

Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền

nhiễm

Newcastle -

Bronchitis Cho uống 43.450 12 Phòng bệnh Gumboro Bur 706 Cho uống 43.390 11-14 Tăng sức đề kháng

cho cơ thể

Điện giải, men tiêu

hóa, pakway Cho uống 43.380 18 Phòng bệnh cúm gia cầm Navet- vifluvac Tiêm dưới da

cổ 43.300 21 Phòng bệnh Gumboro Gumboro D78 Cho uống 43.130 28

Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền

nhiễm

Newcastle -

Bronchitis Cho uống 42.990 45 Tăng sức đề kháng

cho cơ thể

Điện giải, men tiêu

Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà đã thực hiện tốt việc dử dụng lịch vắc xin phòng bệnh cho toàn đàn gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả cao, đã tạo miễn dịch cho toàn đàn gà. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia cầm được tiêm phòng và những vùng tiêm phòng đạt tỷ lệ cao thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng,…

Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho các trang trại và rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:

* Thực hiện nghiêm ngặt lịch sử dụng vắc xin, không được bỏ qua một giai đoạn nào để hiệu quả phòng bệnh đạt kết quả tốt nhất. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.

* Chỉ sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.

* Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải, uống thêm hạ sốt trong trường hợp tiêm các vắc xin cúm gia cầm. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng).

Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin.

Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước khi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn không quá 2 giờ đồng hồ, nước đã pha vắc xin không được để ánh nắng chiếu vào. Cho gà uống vắc xin với liều gấp đôi liều nhỏ trực tiếp.

Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm thường sử dụng xi lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.

Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi ít nhất 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25 0C) ít nhất 30 phút để vắc xin giảm độ lạnh tránh gây sốc và gây biến chứng cho gà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)