Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất tại thành phố tuyên quang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 41)

3.1.2.1. Tình hình kinh tế a, Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm đạt trên 17%. Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế thương mại dịch vụ, cụ thể như sau:

- Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 3,85%; - Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 51,59%; - Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 44,56%;

b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Ngành nông, lâm, thủy sản

Đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa định hướng đến năm 2020. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa đặc sản, trồng rau an toàn, sản xuất lúa giống, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản... được phát triển mở rộng; đã có những mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây

dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mớị Giá trị sản xuất lương thực và giá trị 1 ha canh tác tăng dần qua các năm. Hiện nay đã có trên 700 máy cơ giới nông nghiệp, có trên 90.000 m kênh mương nội đồng được kiên cố hóạ

Phát triển một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo quy mô tập trung, phương pháp nuôi công nghiệp. Do được cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên số lượng trâu, bò của thành phố có xu hướng giảm trong những năm gần đây

. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thành phố hiện đạt 610 tấn.

c, Công nghiệp - xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất công nghiệp 986 tỷđồng, lũy kế 9 tháng 2.898 tỷ đồng, đạt 61,1% kế hoạch (so với 9 tháng đầu năm 2015 tăng 76,4%).

Phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn xây dựng nhà máy mở rộng sản xuất: Nhà máy gỗ ván ép và công trình Nhà máy phôi thép giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Long Bình An. Thu hồi, giao đất, cho thuê đất để mở rộng xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu Nông Tiến tại phường Nông Tiến; phối hợp giải phóng mặt bằng quy hoạch Trung tâm thương mại, nhà phố thương mại (Shop - house)….

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện để xây dựng các dự án, vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thiết bị máy móc, chủđộng liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, thị trường... tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động

Duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2019 ước 3.385 tỷđồng, đạt 12.122 tỷđồng, đạt 116,8% kế hoạch. Các chợ Tam Cờ, Phan Thiết, Trường Tiến, Ỷ La và chợ Ruộc (xã An Khang) được nâng cấp; các điểm chợ, buôn bán, kinh doanh ở các xã tiếp tục được quy hoạch, xây dựng. Phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Phan Thiết, Trung tâm thương mại Tuyên Quang, chợ đêm Tam Cờ, một số siêu thị và khu ẩm thực Xuân Hòạ

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tính đến năm 2019, dân số của thành phố có trên 96.130 người, mật độ dân số 805 người /km2 với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên biến động không ổn định qua các năm: Năm 2009 là 1,08%, năm 2010 là 0,94%, năm 2014 là 1,11%, năm 2015 là 1%, đến tháng 6 năm 2016 là 0,3%; năm 2017 là 0,21% năm 2018 là 0,37% . Phường Phan Thiết có mật độ dân số cao nhất với 7.058 người/km2 , tiếp đến là phường Tân Quang với 6.438 người/km2 ; xã Đội Cấn có mật độ dân số thấp nhất với 277 người/km2 , tiếp đến là xã An Khang với 292 người/km2 . Mật độ dân số khu vực đô thị là 1.782 người/km2 , cao gấp 4,24 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (420 người/km2 ).

3.1.2.3. Cơ cấu hạ tầng

Thành phố Tuyên Quang được thành lập theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ (được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 694/QĐ-BXD ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng). Trong những năm qua thành phố đã và đang xây dựng, phát triển về mọi mặt, thực sự đã trở thành trung tâm đô thị và là động lực phát triển của cả tỉnh. Hiện khu vực đô thị của thành phố có 7 phường với tổng diện tích tự nhiên là 3.044,75 ha, chiếm 25,57% diện tích tự nhiên của toàn thành ph

Kết cấu hạ tầng khu vực đô thị của thành phốđã được chú trọng đầu tư, nâng cấp; nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, tạo điều

kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộị Không gian đô thị được mở rộng, kiến trúc đô thị ngày càng hiện đại; các khu vực hành chính, khu thương mại, dịch vụ, khu dân cư đã và đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp. Chủ động, tích cực chỉnh trang đô thị, trong đó trọng tâm là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, tô toa vỉa hè, điện chiếu sáng, các công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử; lựa chọn một số loại cây đảm bảo yêu cầu cây xanh đô thị để trồng, thay thế cây xanh trên các tuyến phố; Chỉnh trang các khu phố cũ, cụm dân cư tập trung tại các phường Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết.

3.1.3. Đánh giá chung vđiu kin t nhiên, kinh tế - xã hi

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Có vị trí thuận lợi do nằm trung tâm của tỉnh với tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực, hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng với điểm nhấn là cụm Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang gắn với Quảng trường Nguyễn Tất Thành và các thiết chế văn hóa; có các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.

- Có giao thông thuận lợi vì vậy có điều kiện mở rộng giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

- Kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tếđang chuyển dịch đúng hướng: Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn khoa học được đào tạo chính quy; lao động nông nghiệp có kinh nghiệm và được tập huấn qua mô hình khuyến nông, khuyến lâm nên nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất.

Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ; việc quảng bá, thu hút đầu tư còn hạn chế; chưa khai thác hết tiềm năng về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.

Công tác quản lý quy hoạch có mặt còn hạn chế. Việc triển khai các công trình giao thông, XDCB, giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết các phường, khu dân cư; việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã, phường và tiến độ thực hiện lập quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020 còn chậm; sản lượng lương thực, chăn nuôi chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

3.2.1. Tình hình qun lý đất đai giai đon 2017 – 2019.

Trong giai đoạn 2017 - 2019 công tác quản lý đất đai tại thành phố Tuyên Quang cũng như các văn bản quản lý đất đai ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơị Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tại thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đến nay là Luật Đất đai 2013.

Từ đó những cải cách về văn bản quản lý đất đai của Nhà nước, thành phố Tuyên Quang đã có những bước chuyển đổi trong giai đoạn 2017 - 2019 đã thể hiện được chức năng quản lý của mình qua những nội dung sau:

3.2.1.1. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất a) Quy hoạch sử dụng đất

Qua giai đoạn 2017 - 2019 trước những yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội năm 2018, thành phố Tuyên Quang đã làm tốt công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất đã được ban phê duyệt.

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu khách quan trong sử dụng đất của các thành phần trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, nhất thiết phải tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đảm bảo chủ động được quỹ đất đai phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mớị Thành phố lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Việc lập kế hoạch sử dụng đất

Hiện nay trên địa bàn thành phố đang thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn cụ thể 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016- 2020 được UBND tỉnh phê duyệt trong đó có giao cụ thể từng danh mục công trình cho từng phường, xã và theo từng năm;

3.2.1.2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin thuê đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất trình UBND tỉnh ra Quyết định, đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.

3.2.1.3. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, các cấp, các ngành của thành phố đã tập trung cao cho công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Công tác lập hồ sơđịa chính:

Hiện nay trên địa bàn toàn thành phố có 13/13 xã, phường đã lập xong sổđịa chính theo mẫu mớị Công tác đo đạc lập hồ sơ vẫn đang được tiến hành trên địa bàn toàn thành phố trong 5 năm vừa qua; Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ địa chính ở các cấp còn chậm và chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các xã hệ thống bản đồ địa chính đo đạc theo công nghệ cũ, tỷ lệ bản

đồ khác nhau lại qua nhiều thời kỳ sử dụng, đã chỉnh lý biến động nhiều, độ chính xác không cao đến nay không còn phù hợp, hơn nữa địa hình đồi núi và vùng sâu nên công tác đo đạc gặp nhiều khó khăn.

3.2.1.4. Thống kê, kiểm kê đất đai

Về kiểm kê đất đai, đến nay thành phố đã có 5 kỳ thực hiện vào các năm 1995, 2000; 2005, 2010 và 2015. Các kỳ kiểm kê đất đai thành phố Tuyên Quang đều được tiến hành ở các cấp thành phố, huyện , xã và kết quả đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá đạt yêu cầu chuyên môn và thời gian thực hiện. Số liệu tổng kiểm kê đã phục vụ kịp thời cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, chuyển đổi sử dụng đất của thành phố.

3.2.1.5. Công tác tài chính vềđất đai, đấu giá quyền sử dụng đất

Đất đai đã được tỉnh và thành phố coi là nguồn lực quan trọng góp phần to lớn cho phát triển. Công tác quản lý tài chính về đất đai luôn được UBND thành phố Tuyên Quang quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hộị

Việc ban hành giá đất và thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Tài chính kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các cấp thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của tỉnh.

Phòng Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND Thành phố xem xét trình Tỉnh ủy phê duyệt Đề án thu ngân sách từ đất đai và Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hàng năm và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả thu ngân sách từ đất đai theo kế hoạch cơ bản đều đạt cao, cụ thể năm 2013: 19,8 tỷ đồng, năm 2014: 23,3 tỷ đồng; năm 2015 thu đạt 25,2 tỷ đồng,

năm 2016 thu đạt 28,1 tỷđồng; năm 2017 thu đạt 32,5 tỷđồng; năm 2018 thu đạt 33,6 tỷđồng.

3.2.1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác kiểm tra, thanh tra thi hành pháp luật đất đai đã được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đaị Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát thi hành Luật Đất đai, Uỷ ban nhân dân các cấp đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật đất đai, nhiều địa phương đã thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đaị

Uỷ ban nhân dân thành phố thường xuyên chỉđạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai của các cá nhân, đơn vị, tổ chức quản lý sử dụng đất đã góp phần đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.

3.2.1.7. Công tác giải quyết tranh chấp vềđất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài, UBND thành phố đã ban hành quy trình tiếp dân trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân, vận động, giải thích, hướng dẫn để nhân dân hiểu đúng pháp luật, sống và làm theo pháp luật.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm, kịp thời và dứt điểm những trường hợp vi phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất tại thành phố tuyên quang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)