Đánh giá kết quả, tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất tại thành phố tuyên quang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 72 - 74)

hiệu quả quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức được giao, cho thuê đất trên

địa bàn thành phố Tuyên Quang

3.5.1. Đánh giá kết qu thc hin công tác qun lý sau giao đất, cho thuê

đất thc hin d án ca các t chc

3.5.1.1. Kết quảđạt được

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực, Sở đã tham mưu UBND thành phố cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất theo đúng trình tự, quy định pháp luật.

Số lượng các tổ chức và diện tích đất được giao, cho thuê để thực hiện dự án tăng đều qua các năm.

Đa số các tổ chức được giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2017 – 2019 đều thực hiện đúng mục đích được giao theo quyết định của UBND thành phố, trong số 112 tổ chức được giao, cho thuê chỉ có một số tổ chức bị chậm tiến độ, chưa đưa đất vào sử dụng, có hiện trạng lấn chiếm đất. Điều nay cho thấy công tác quản lý Nhà nước vềđất đai đối với các tổ chức được quán triệt, thực hiện sát sao nên số lượng các tổ chức vi phạm ít.

Công tác thanh tra, giám sát hoạt động sử dụng đất được tiến hành định kỳ, khi có vấn đề phát sinh giải quyết kịp thời nên không để xảy ra thiệt hại lớn.

3.5.1.2. Khó khăn, tồn tại

Tuy nhiên qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh được Nhà nước giao, cho thuê còn một số tồn tại như sau:

a) Về phía nhà nước

- Về chính sách pháp luật

Một số dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư phải tự thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến tình trạng nhiều hộ không đồng ý với mức thoả thuận hoặc không chuyển nhượng, dẫn đến không

thực hiện được dự án. Mặt khác do có cơ chế tự thoả thuận, nên các dự án thực hiện thỏa thuận thường có mức cao hơn các dự án thực hiện thu hồi đất gây nhiều khó khăn trong công tác GPMB nhất là đối với các dự án thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Chưa có chế tài đủ mạnh, có tác dụng răn đe đối với các trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý đối với tình trạng quy hoạch “treo”,…

- Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất

Chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, việc giao đất cho thuê đất để thực hiện các dự án phải “chạy theo” quy hoạch xây dựng.

Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn có hạn chế. Mặt khác, vì khó khăn về kinh phí mà việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 của cấp huyện, xã không kịp thời dẫn đến việc thường xuyên phải bổ sung kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác giao đất, cho thuê đất.

- Đối với công tác quản lý đất sau khi giao và cho thuê

Có thể nói việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao và cho thuê dù đã được được quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu công việc.

b) Về phía các tổ chức sử dụng đất

- Vẫn còn tổ chức kinh tế đưa đất vào sử dụng còn chậm; sử dụng đất sai mục đích, không sử dụng đất, quản lý đất lỏng lẻo để bị lấn, bị chiếm;

- Một số doanh nghiệp lợi dụng quyền được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết hoặc chuyển giao dự án đầu tư nhưng trên thực tế là bán đất, nay chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ các trường hợp nàỵ

3.5.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Một là: Cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai liên tục có sự thay đổi và vẫn có nhiều điểm bất cập.

Hai là: Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa được chú trọng. Chưa có sự phối hợp giữa các ngành để thống nhất xây dựng các quy hoạch.

Ba là: Chưa có quy định về suất đầu tư để làm cơ sở xem xét nhu cầu sử dụng đất của các dự án. Việc xem xét lựa chọn chủ đầu tư có năng lực tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể gây khó khăn trong việc thẩm định về năng lực tài chính đủđiều kiện theo quy định.

Bốn là: Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chưa được nhiều là do lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường còn ít, mặt khác những năm gần đây phải tập trung chủ yếu vào công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; đối với cấp huyện chưa quan tâm và chưa thấy rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Năm là: Nguồn kinh phí của tỉnh dành cho công tác quản lý nhà nước về đấtđai còn có hạn, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của quản lý.

Bảy là: Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất tại thành phố tuyên quang, giai đoạn 2017 2019 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)