3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Một số tồn tại khó khăn
- Việc giao đất, cho thuê đất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước
đây cho các nông, lâm trường thiếu chặt chẽ, không cụ thể; không được đo đạc, xác định rõ ràng, chỉ khoanh vẽ trên bản đồ (bản đồ tỷ lệ nhỏ có độ chính xác thấp), đo vẽ bản đồ sử dụng bằng máy GPS cầm tay có độ chính xác thấp, dẫn đến giao phủ trùm lên đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nên đây là nguyên nhân cơ bản xảy ra tranh chấp đất đai giữa nông, lâm trường với người dân ởđịa phương.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai của các cơ quan nhà nước không được thực hiện trong thời gian dài đối với các nông lâm trường, đến năm 2012 mới tổ chức các cuộc thanh tra theo sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên việc xử lý các vi phạm pháp luật đất đai còn chưa kịp thời.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị để thực hiện việc rà soát đất đai, quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế dẫn đến việc giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai; đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị còn chậm.
nông, lâm nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật
đất đai còn rất hạn chế, thiếu chặt chẽ; nhiều nơi chính quyền địa phương còn phó mặc cho các Công ty nông, lâm nghiệp tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.
- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và quản lý tại các đơn vị
còn nhiều yếu kém, chủ yếu quản lý bằng hình thức thủ công.