3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Nhận xét chung
- Thuận lợi
Huyện Tân Uyên được thành lập ngày 01/01/2009, trên cơ sở tách huyện Than Uyên, các tổ chức luôn được sự chỉđạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự phấn đấu nỗ lực của Nhân dân các dân tộc, sau 10 năm sau khi chia tách, huyện Tân Uyên đã vượt lên trên “hoàn cảnh” và trở thành vùng quê ổn định, kinh tế phát triển, cơ sở vật chất khang trang, đời sống người dân thực sự đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Tân Uyên đạt 33,0 triệu
đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,5%, thu ngân sách của huyện đã cán mốc 49,5 tỉ đồng. Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; hệ
thống y tế phát triển đồng bộ ở cả tuyến huyện và xã; 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, 92,8% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 51%. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển, nhiều giá trị
văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; khối đoàn kết các dân tộc được giữ vững và phát huy; công tác quốc phòng - an ninh tự trên địa bàn tiếp tục được tăng cường và giữ vững. Địa bàn rộng, diện tích tự nhiên lớn 89.708,3 ha có rất nhiều tiềm năng lợi thế để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp (cây chè, mắc ca), phát triển bảo vệ đất lâm nghiệp; đặc biệt là khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng cũng như
mặt hồ các công trình thủy điện trên địa bàn. Đây là thế mạnh để các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh, nên cần phát huy thế mạnh
đểđầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
- Khó khăn, hạn chế
Do địa bàn bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn và tư liệu, tài liệu về đất
đai chưa được đồng bộ, chính xác (chủ yếu được thiết lập, xây dựng từ năm 2009
đến nay; các tài liệu trước đó hầu như không có dữ liệu số hoặc quá cũ không sử
dụng được). huyện có nhiều thành phần dân tộc, với phong tục tập quán làm nương luân canh nên việc khoanh vẽ và xác định vị trí, diện tích, loại đất, nhất là
đất nương rẫy gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng xâm canh, xâm cư xảy ra ở hầu hết tất cả các xã trong huyện. Đất lâm nghiệp chưa được đo vẽ bản đồđịa chính chính
quy, chỉ đo vẽ bằng máy đo GPS cầm tay có độ sai số lớn, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, kết hợp sử dụng nguồn tài liệu địa chính cơ sở có độ chính xác không cao để thực hiện kiểm kê đất đai kết hợp các phương pháp khoanh vẽ bằng phương pháp đối diện, sử dụng tư liệu ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, phương pháp chỉnh lý trên các hồ sơđịa chính...để tạo bản đồ khoanh đất.
Diện tích đất nông, lâm trường được nhà nước giao đất, cho thuê đất do Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Tân Uyên tương đối rộng, việc xen canh, xen cư với đất của người dân tại các xã, thị trấn nên công tác quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn.
Chính sách của Nhà nước vềđất đai có nhiều thay đổi, công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương vẫn còn một số bất cập, không đúng theo các quy định của pháp luật (cấp đất, giao đất chồng lấn) nên đã ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất của Công ty, Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Tân Uyên.
Nguồn nhân lực chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao
động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thểđể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết nhất là về lĩnh vực đất đai.