đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Tiêm phòng vắc xin cho gia cầm là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trong thời gian thực tập, em được đến hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà
Thời điểm phòng
(ngày tuổi)
Mục đích dùng Loại vắc xin, thuốc Cách dùng
Số gà được phòng bệnh
(con)
2 – 4 Tăng lực, tăng sức,
giảm Stress Điện giải Gluco K,C Ampicoli
Cho uống hoặc
trộn thức ăn 1.0001000
5
Phòng bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền
nhiễm Myvac ND - IB Nhỏ mắt hoặc mũi 1.000 7 Phòng bệnh đậu gà Pox Chủng màng cánh 1.0001000 6 – 9 Bổ sung các vitamin
cần thiết ADE + Vit C
Cho uống hoặc trộn thức ăn 1.000 10 Phòng bệnh Gumboro Myvac Gumboro plus Nhỏ miệng
hoặc cho uống 1.000
11 - 14 Tăng sức đề kháng
cho cơ thể
ADE + Vit C, Men
Cho uống hoặc
trộn thức ăn 1.000
15 Phòng bệnh Newcastle Nhỏ Lasota lần
2
Nhỏ mắt hoặc
mũi 1.000
16 - 19 Phòng cầu trùng Bio-cox Trộn thức ăn 1.0001000
20
Phòng bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền
nhiễm
Myvac ND - IB Nhỏ mắt
hoặc mũi 1.000
20 Phòng bệnh đậu Myvac Pox Chủng cánh 1.0001000
25 Phòng bệnh Gumboro Myvac
Gumboro plus
Nhỏ miệng
hoặc cho uống 1.0001000
33-35 Tẩy giun sán Levamyson Trộn thức ăn
36- 42 Phòng bệnh Newcastle Myvac ND “S” Tiêm bắp 1.0001000
50- 53 Phòng bệnh cúm gia cầm Cúm gia cầm Tiêm 1.0001000
55- 60 Phòng bệnh CRD Doxy, Tyloxin
Cho uống hoặc trộn thức
ăn
1.0001000
(Kết quả trực tiếp làm vắc xin tại các gia trại, trang trại)
Thế mạnh của công ty Hanofarm chủ yếu hoạt động mạnh trong lĩnh vực thuốc thú y cho gà, và đặc biệt là gà thả vườn, phù hợp với đặc thù chăn nuôi gà thả vườn của huyện Đồng Hỷ.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Qua đợt thực tập, em được tham gia trực tiếp làm đủ tất cả các loại vắc xin để phòng bệnh cho tổng đàn, với số con là 1.000 con và cùng với cán bộ kỹ thuật thị trường đến các trang trại, gia trại chăn nuôi gà thả vườn để tư vấn dùng thuốc, kinh doanh thuốc thú y và hỗ trợ làm vắc xin, điều trị bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi.
Qua thực tế làm việc tại các trang trại, em nhận thấy, các trang trại nuôi gà thả vườn rất tự giác trong việc thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin cho gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả phòng bệnh cao.
Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho các trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:
-Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào để hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.
-Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.
-Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát
trùng (nước máy thường có chất sát trùng).
Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin.
Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vắc xin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước khi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vắc xin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn nhất, Lượng nước pha với vắc xin phải tính toán sao cho đàn gà có thể uống hết trong vòng 1 – 2 giờ sau khi pha, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.
Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm, những gia trại nhỏ nuôi với số lượng ít thì có thể tiến hành tiêm bằng xy lanh thường, còn đối với những trang trại nuôi với số lượng lớn, công ty thường sử dụng xy lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.
Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25oC) ít nhất 30 phút.
Đối với các loại vắc xin nội như: Lasota gà, Newcastle gà, đậu gà, tụ huyết trùng gia cầm, tả ngan, vịt... nên dùng tăng liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn trên nhãn thuốc. Phòng bệnh Gumboro nên dùng vắcxin Gum A (Ấn Độ), giá vừa phải, hiệu quả phòng bệnh khá cao, dùng liều 500 con cho 400 con là vừa. Các loại vắc xin do Mỹ, Hà Lan sản xuất rất tốt nhưng quá đắt, chỉ có các trại giống lớn mới có điều kiện sử dụng. Sau khi sử dụng vắc xin 2 - 4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt.
Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho gia cầm (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Hai loại vắc xin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. Riêng vắc xin tụ huyết trùng trước khi sử dụng nên lắc kỹ cho
phần cặn (vi khuẩn nhược độc) tan đều.
Sử dụng phải đúng cách: ví dụ vắc xin Lasota gà phải nhỏ mỗi con 2 giọt (mắt nọ mũi kia), vắc xin đậu, Newcastle gà phải tiêm dưới da (tiêm dưới da cánh, bụng hoặc đùi),...