Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty TNHH MTV chăn nuôi hòa phát tỉnh bắc giang (Trang 44 - 56)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn của công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại trong 6 tháng thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ theo qui trình chăn nuôi của công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát, gồm có.

- Quy trình nuôi dưỡng nái chửa

Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn B06S với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn B06S với tiêu chuẩn 1,8 - 2,6kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 15 ăn thức ăn B06S với tiêu chuẩn 2,8 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn B07G với tiêu chuẩn 3,2 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

Trong quá trình áp dụng quy trình nuôi dưỡng lợn nái mang thai, chúng em thấy rằng, về mặt lý thuyết của quy trình đã đưa tiêu chuẩn ăn cho từng giai đoạn chửa. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, mức ăn cho nái chửa còn tùy thuộc vào thể trạng của từng nái: nái quá gầy thì phải cho ăn thêm thức ăn tinh, còn những nái quá béo phải giảm thức ăn tinh. Và điều quan trọng là thức ăn của lợn nái phải đảm bảo, không được mốc, không nhiễm độc tố… và phải cho lợn uống nước tự do.

Bảng 3.1. Khẩu phần cho lợn nái nuôi tại trại

Ngày Lứa 1 Lứa 2-3 Lứa 4

Trước đẻ 4 ngày 2,8 2,9 3 Trước đẻ 3 ngày 2,5 2,7 2,8 Trước đẻ 2 ngày 2,0 2,5 2,5 Trước đẻ 1 ngày 1,5 2,0 2,0 Ngày đẻ 1,0 1,5 1,5 Sau đẻ 1 ngày 2,0 2,5 3,0 Sau đẻ 2 ngày 2,5 3,0 3,5 Sau đẻ 3 ngày 3,0 3,5 4,0 Sau đẻ 4 ngày 3,5 4,0 4,5 Sau đẻ 5 ngày 4,0 4,5 5,0 Sau đẻ 6 ngày 4,5 5,0 5,5 Sau đẻ 7 ngày 5,0 5,5 6,0 Sau đẻ 8 ngày 5,5 6,0 6,5 Sau đẻ 9 ngày 5,5 6,0 6,5 Sau đẻ 10 ngày 5,5 6,0 6,5 Sau đẻ 11 ngày 1,5+0,45*SCN 2,0+0,5*SCN 2,0+0,5*SCN

- Cho ăn cám nái đẻ 0,7 kg khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày giảm 0,5 kg.

- Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con

Đối với lợn nái đã kiểm tra và xác định mang thai, cần nhốt lợn ở khu chuồng yên tĩnh. Hàng ngày tắm rửa 1 lần/ngày cho lợn nái. Chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ ngày 2 lần. Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán cho lợn giai đoạn này vì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.

Đối với cán bộ kỹ thuật, cần phải có sổ sách theo dõi ghi chép hàng ngày để tính toán, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và có kế hoạch trực

lợn đẻ.

Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn đẻ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn, em thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi của bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với lợn nái có chửa trước khi đẻ khoảng 7 ngày được chuyển lên chuồng lợn đẻ, tại đây ngoài công tác nuôi dưỡng, em còn vệ sinh cho lợn nái sạch sẽ, lau rửa bầu vú, âm hộ, nhằm hạn chế nguy cơ lợn con khi sinh ra bị nhiễm khuẩn và lợn nái sẽ hạn chế được bệnh sinh sản.

+ Qua thời gian thực tế làm tại chuồng lợn đẻ, em ghi chép lại những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ theo ngày. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0 - 10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương to

2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa 6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa

2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đi lại không yên

15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép

bụng, ép đùi, quẫy đuôi rặn đẻ

Từ những ghi chép về các biểu hiện của lợn nái sắp đẻ, đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc củng cố kỹ năng quan sát, theo dõi, cũng như tạo cho em những kinh nghiệm làm việc sau này trong quá trình chăn nuôi lợn nái. Việc xác định được thời điểm lợn nái sắp đẻ cũng giúp cho người chăn nuôi

và cẩn thận, đem lại hiệu quả cao, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau khi sinh.

Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:

+ Sau khi đẻ lợn mẹ sẽ được tiêm Oxytocin + kháng sinh để kháng viêm đồng thời kích thích đẩy nhau thai ra ngoài và tiết sữa.

+ Ngoài ra lợn mẹ còn được vệ sinh âm hộ sạch sẽ, xịt cồn 5 ngày liên tục vào buổi sáng.

+ Khẩu phần ăn của lợn mẹ sẽ được tăng dần để phục hồi cơ thể mẹ sau khi sinh và nuôi lợn con.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

+ Lợn con sau sinh được uống điện giải và Amoxicol liều 1g/20kgTT kết hợp bôi cồn rốn trong 3 ngày liên tục.

+ Sau khi đẻ 1 ngày lợn con được tiến hành mài nanh, bấm tai, cắt đuôi đồng thời tiêm sắt và Amcoli.

+ Ngày thứ 3 sau khi sinh lợn con được uống Baycox 5% 1ml/con để đặc trị cầu trùng. Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con, cần tập ăn sớm lúc 3 ngày tuổi. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn (thức ăn trộn Amoxicol) vào trong máng tập ăn để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên và đổi cám cháo thành cám viên.

+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành xử lý viêm rốn, mổ hecnia và thiến. + Lợn 21 ngày tuổi được tiêm vắc xin Circoflex + Mycoflex phòng bệnh cicro và suyễn.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con.

Quy trình vệ sinh chuồng trại hằng ngày

- Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn, trại đã thực hiện lịch trình vệ sinh như sau:

+ Mọi kỹ sư, công nhân và sinh viên đều phải đi qua nhà sát trùng, đeo ủng, mặc đồ bảo hộ trước khi vào chuồng.

+ Khi vào chuồng phải giao ca sạch sẽ, cho lợn mẹ ăn, vệ sinh máng lợn con, chuẩn bị thức ăn cho lợn con.

+ Hằng ngày tiến hành gom phân, lau hoặc quét vôi sàn lợn con, rắc vôi quét lối đi lại.

+ Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng (1 lần/ ngày), phun thuốc diệt ruồi, quét mạng nhện trong chuồng và xịt gầm.

Đối với chuồng bầu: lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn mẹ cai sữa.

Đối với chuồng đẻ: lợn nái sau khi cai sữa sẽ được chuyển sang chuồng bầu 1. Khi lợn con được xuất bán, các tấm đan chuồng được tháo dỡ rồi ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong một ngày, cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan, sau đó đuổi lợn bầu vào chờ đẻ.

Chuồng nuôi được tiêu độc hàng ngày bằng nước sát trùng pha với tỉ lệ 1:1600

Bảng 3.3: Thực hiện phun sát trùng toàn trại Thứ

Trong chuồng

Khu phối Khu đẻ cai sữa Khu chuồng Ngoài

Ngoài khu vực chăn nuôi Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Rắc vôi

Thứ 3 thuốc ruồi Phun Xả vôi hầm Phun sát trùng Thử 4 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Xả vôi hầm Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thư 5 Xả vôi gầm trùng + rắc Phun sát

vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Phun sát trùng Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Thứ 7 Phun sát trùng Xả vôi gầm Phu sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi hành lang Xả vôi hầm Phun sát trùng đầu và cuối chuồng Nhổ cỏ

Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phòng những mầm bệnh có thể phát sinh. Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào cuối buổi sáng.

Công việc sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ruồi, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào.

Ngoài ra trong và ngoài chuồng cần:

+ Phun thuốc gián, nhện 1 lần/tháng vào ngày 15. + Cọ máng 1 lần/tháng.

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con tại trại

Bảng 3.4. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin - Thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con 3 ngày

Thiếu sắt Intrafex-200 Tiêm 2 Tiêu

chảy Alistin Tiêm 0,5

Cầu trùng Baycoc 5% Uống 1 10-14 ngày Suyễn Mycoplasma

vac Tiêm bắp 2

14-21 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 1

Lợn nái hậu bị

25 tuần tuổi Khô thai Pv Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi Giả dại Ad Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả Sf Tiêm bắp 2

27 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2

29 tuần tuổi Khô thai Pv Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi Giả dại Ad Tiêm bắp 2 Lợn nái

mang thai

10 tuần chửa Dịch tả Sf Tiêm bắp 2 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 14 tuần chửa E. coli Neocolipor Tiêm bắp 2

(Nguồn: Kĩ sư trại cung cấp)

Bảng trên cho thấy đàn lợn tại trại được phòng bệnh bằng vắc-xin theo đúng quy trình. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại hàng năm đạt được 100%. Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc xin được tiến hành trong trại thường xuyên để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc-xin cũng

là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn, nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.

3.4.2.4. Quy trình đỡ đẻ

Hộ lý

+ Chuẩn bị lồng úm, chuẩn bị tã lót cho lợn trước khi đẻ dự kiến 3 ngày. + Chuẩn bị cho lợn đẻ

- Khi lợn có dấu hiệu sắp đẻ như: bồn chồn, ăn ít, đi tiểu nhiều, kiểm tra vú có dấu hiệu tiết sữa...( chú ý ngày dự kiến hoặc ngày tiêm thuốc kích đẻ).

+ Bật bóng đèn lên trước đẻ 2 giờ.

+ Chuẩn bị: khay đỡ đẻ, chậu có bột Mistra, xô nước có pha sát trùng theo tỷ lệ, pank, kéo, khay đựng pank, kéo có pha nước sát trùng theo tỷ lệ, lọ đựng dây buộc rốn ( có pha sẵn nước sát trùng ), lọ đựng cồn iot, găng tay sản khoa, gel bôi trơn, đồng hồ, bảng và bút ghi giờ đẻ, túi bóng lót, khay đựng nhau thai, xô đựng nhau, khăn lau, xilank, kim tiêm, thuốc oxytocin... Ommini tỷ lệ 1:3000

+ Lau sàn bằng cồn iot theo tỷ lệ 1:3200

+ Thao tác đỡ đẻ: dùng 1 xô (chỉ để lau mông) có pha cồn theo tỷ lệ 1:100. Nhúng khăn vào xô nước, vắt khô, lau sạch 2 bầu vú sau đó lau mông. + Lót túi bóng sao cho mông heo đè lên túi bóng, dịch sản và nhau thai không được chảy xuống sàn.

+ Khi heo con được đẻ ra: dây rốn chưa đứt, dùng ngón tay quấn 2 vòng sau đó kéo ra (không được kéo căng phần cuống rốn của heo con). Tay không thuận sẽ đỡ dây rốn và nâng phần bụng lên.

+ Dùng tay thuận vuốt mũi, sau đó kéo màng bám từ đầu xuống 2 chân sau, dùng khăn lau khô heo con (tay không thuận vẫn giữ nguyên vị trí cầm heo). Tiến hành cột dây rốn cách cuống rốn 3cm, thắt chặt 2 vòng rồi cắt vị trí cột 1,5cm (không được kéo căng dây cuống rốn, không được thả dây rốn

treo tự do). Sát trùng bằng cồn iod (toàn bộ vị trí cuống rốn). Sau đó xoa bột Mistra toàn bộ cơ thể heo trừ đầu, bỏ heo con vào lồng úm. Ghi giờ đẻ của heo vào bảng theo dõi. Heo đẻ được 8 con thì tiêm Oxytocin và Canxi B12. + Heo con sau khi cho vào lồng úm được 5 - 10 phút thì bắt heo con ra cho bú.

Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó

Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

- Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ hoặc chỉ rặn ra nhiều nước ối.

- Lợn rặn đẻ liên tục, bụng và đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng khối lượng lớn hoặc ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

- Lợn mẹ đang đẻ sau 30 phút không thấy đẻ tiếp. - Lợn mẹ sau khi đẻ nhiều con rặn đẻ yếu ớt. Cách can thiệp lợn đẻ khó:

- Sau 30 phút không thấy lợn mẹ đẻ tiếp phải đánh lợn dậy cho trở mình. - Trường hợp phải can thiệp móc lợn con: dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn, sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

Sau đó đưa tay vào trong tử cung lợn mẹ tìm lợn con, kéo lợn con ra ngoài. Lưu ý các thao tác phải được thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ.

- Sử dụng thuốc cho lợn đẻ khó: Dùng Oxytocin liều lượng 2ml/con.

Kĩ thuật cứu lợn con bị ngạt

Khi lợn mẹ rặn đẻ yếu lợn con sinh ra rất dễ bị ngạt lúc này ta cần hỗ trợ quá trình hô hấp cho lợn con:

- Ta phải đỡ lợn con lên, kiểm tra xem tim còn đập không, nếu tim còn đập mới tiến hành cấp cứu.

- Nhanh chóng vuốt sạch chất nhờn ở mũi, miệng, toàn thân, buộc dây rốn cho lợn con.

- Tay trái cầm lợn con ở vị trí dưới nách, tay phải cầm ở vị trí hõm hông, để lưng lợn con hướng vào trong lòng mình, đầu hơi chúc xuống. Sau đó gập mình lợn con khoảng 5 lần để tạo phản ứng kích thích phổi hoạt động.

- Tiếp theo tay trái đỡ phần ngực lợn con tay phải vỗ nhẹ vào lưng lợn ở vị trí của phổi khoảng 5 cái.

- Cuối cùng dùng 2 tay để lợn con nằm ngửa, sau đó tay trái bóp miệng lợn con, rồi hơi thổi mạnh khi vào miệng lợn con khoảng 5 lần liên tục.

Cứ lặp đi lặp lại việc gập mình, vỗ lưng, thổi hơi như vậy cho đến khi lợn con có thể tự thở được bình thường. Sau đó xịt cồn rốn, đặt lợn con vào úm chờ khoẻ lại rồi đem ra cho bú sữa.

3.4.2.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty TNHH MTV chăn nuôi hòa phát tỉnh bắc giang (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)