Khó khăn, tồn tại trong chuyểnn quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 62 - 64)

- Giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

10 Chính sách về biển, đảo của nhà nước 4,74 4,70 4,72 0,0

3.5.1. Khó khăn, tồn tại trong chuyểnn quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

3.5.1. Khó khăn, tn ti trong chuynn quyn s dng đất ti huyn Cô Tô, tnh Qung Ninh Tô, tnh Qung Ninh

Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai đã được sửa đổi bổ sung để đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước tuy nhiên, việc tiếp

cận và hiểu sâu về các thủ tục hồ sơ liên quan đến chuyển quyền của người dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của huyện.

1- Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung do đó khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn phức tạp chưa đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

2- Cán bộ tiếp nhận thủ tục hành chính tạ Trung tâm Hành chính công của huyện còn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến trong quá trình tiếp nhận và hướng dẫn nhân dân hoàn thiện các thủ tục hành chính có lúc chưa đầy đủ, kịp thời người sử dụng đất phải đi lại nhiều lần, tiêu tốn thời gian và công sức; cán bộ chuyên môn đặc biệt là cán bộ chuyên môn cấp xã còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến hay xẩy ra tình trạng nhũng nhiễu ảnh hưởng đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân

3- Trước thời điểm năm 2018, trên địa bàn huyện Cô Tô chưa có phòng công chứng, nên hồ sơ chứng thực hợp đồng chuyển QSDĐ chủ yếu tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Cán bộ tư pháp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ chứng thực hợp đồng, đa phần đội ngũ cán bộ tư pháp không có chuyên môn về lĩnh vực đất đai nên không thể tránh khỏi sai sót, làm chậm tiến độ giải quyết.

4- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho nhân dân giai đoạn từ năm 2018 trở về trước được đo vẽ bằng thủ công lên số liệu diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp không đúng so với số liệu đo vẽ bản đồ địa chính do đó khi thực hiện việc giao dịch bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất yêu cầu bên chuyển nhượng phải cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới đồng ý giao dịch dẫn đến một số hồ sơ phải rút lại tại Trung tâm Hành chính công của huyện để cấp lại cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính song mới thực hiện giao dịch do đó đã phát sinh tranh chấp với

các chủ sử dụng đất liền kề và số tiền phải trả sau khi diện tích tăng lên giữa bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất.

5- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ qua nhiều thời kỳ chưa đồng bộ dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải quyết thủ tục, hồ sơ.

6- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất còn hạn chết, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, tra cứu hồ sơ... còn yếu; công tác cập nhật, chính lý biến động về đất đai còn hạn chế đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý về chuyển quyền nói riêng.

7- Giá đất ổn định 5 năm do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa sát với giá chuyển quyền thực tế trên thị trường. Trong khi đó căn cứ để xác định lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân phải căn cứ vào bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Điều này đã dẫn đến thực trạng các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình với nhau đều thỏa thuận ngầm và ghi giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng giao dịch bằng và cao hơn với giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ một đến 2 giá. Điều này đã khiến Nhà nước thất thu một khoản ngân sách rất lớn.

3.5.2. Gii pháp khc phc nhng khó khăn, tn ti trong chuyn quyn s dng đất ti huyn Cô Tô, tnh Qung Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)