Công tác bồi thường GPM Bở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Công tác bồi thường GPM Bở Việt Nam

1.3.2.1. Thời kỳ từ năm 2003 - 2013

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hóa các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm:

- Thông tư số: 114/2004/TT - BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất.

- Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số: 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số: 123/2007/NĐ-CP.

- Thông tư số 14/2008/TTLB - BTC - BTNMT ngày 31/1/2008 của Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư số: 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về BT, HT, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất cho thuê đất.

-Thông tư liên tịch số: 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010, của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính, hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

1.3.2.2. Từ năm 2013 đến nay

Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội hóa III đã thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật đất đai năm 2013 có 14 Chương với 212 điều, tăng 07 Chương và 66 điều so với Luật đất đai năm 2003, đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.

- Bổ sung làm rõ một số thuật ngữ để thống nhất cách hiểu và áp dụng trong quá trình thực hiện như quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, cơ sở dữ liệu đất đai, tổ chức kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm, hộ gia đình sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

- Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm như cấm nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân; sử dụng đất, thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Về thu hồi đất, Luật Đất đai năm 2013 có các nội dung đổi mới sau đây: - Quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc

gia, công cộng như quy định tại Điều 54 của Hiến pháp vừa mới được thông qua. “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật; Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ; Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật; Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”

Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH được Luật đất đai năm 2013 quy định dựa trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng”; các dự án mà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển KT-XH của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng; không có phân biệt dự án đó là của thành phần kinh tế nào.

- Quy định theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn và thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cụ thể: Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ tương thu hồi đất;

- Đã khẳng định một cách rõ ràng nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác thu hồi đất thông qua các quy định về các trường hợp

Nhà nước thu hồi đất; trình tự, thủ tục thu hồi đất; BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đó là cho phép chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp một khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó; nếu hết 24 tháng cho phép chậm tiến độ này mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất;

- Bổ sung các quy định về các trường hợp Nhà nước trưng dụng đất, thẩm quyền, thời hạn, hiệu lực, hình thức của việc trưng dụng đất;

- Sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án theo hướng UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất;

- Quy định cụ thể trong Luật trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng; nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện thống nhất. Đối với trình tự thu hồi đất, Luật này đã quy định theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong việc đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất và xây dựng phương án BT, HT, TĐC; trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận.

Về vấn đề BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, Luật đất đai đã quy định khá đầy đủ, chi tiết, đã bổ sung những quy định rất quan trọng như:

- Quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

- Quy định cụ thể điều kiện được bồi thường về đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường tài sản gắn liền với đất; bồi thường khi thu hồi đối với từng loại đất và từng đối tượng cụ thể.

- Yêu cầu đảm bảo sinh kế cho người có đất thu hồi đã được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn trong Luật sửa đổi thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở và một số khoản hỗ trợ khác.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp và phê duyệt đồng thời với phương án BT, HT, TĐC.

- Quy định khi thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng CSHT đồng bộ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc CSHT của khu tái định cư.

- Bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp chậm chi trả bồi thường do lỗi của cơ quan Nhà nước và do lỗi của người có đất thu hồi gây ra để đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi công vụ cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

- Luật đã quy định cụ thể hơn về quyền tham gia của người dân trong quá trình lập và thực hiện phương án BT, HT, TĐC.

Chính sách bồi thường GPMB của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng ta cũng còn những tồn tại, vướng mắc khi tiến hành BT, HT, TĐC, trong đó đặc biệt là vấn đề giá bồi thường, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động sản. 1.4. Thực trạng về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Từ năm 2012 đến này, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện để xử lý các tồn tại, vướng mắc đến nay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đẩy nhanh tiến độ đáp ứng yêu cầu chủ đầu, đặc biệt các Dự án trọng điểm của TW, tỉnh và xử lý một số dự án kéo dài nhiều năm. Cụ thể:

- Đối với các dự án trong điểm: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A; đường 72 m từ đường 2/3 đến ngã 3 Quán bàu (dự án kéo dài 11 năm); đường nối quốc lộ 1A - Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hoà; dự án phát triển đô thị Vinh do Ngân hàng thế giới tài trợ; Dự án thủy điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na; Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam do Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát TheVissai làm chủ đầu tư....

Hồi, Khu Công nghiệp Đô thị VSIP 7 Nghệ. Trong đó: dự án Khu công nghiệp Nam Cấm đến nay đã cơ bản giải quyết các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Nam Cấm, trong đó tham mưu UBND Tỉnh đề xuất hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất; hỗ trợ trồng cây trồng (Doanh nghiệp) và giải quyết một số trường hợp thực hiện bồi thường không đúng chủ sử dụng đất. Hiện nay, UBND huyện Nghi Lộc đang tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả; hoàn thành việc bồi thường, GPMB đối với và giao đất, cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai. Hiện nay, Khu Công nghiệp Đông Hồi có 03 nhà đầu tư vào thực hiện dự án; trong đó: Dự án Nhà máy kết cấu bê tông, vật liệu xây dựng không nung của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giao đất đợt 1 cho chủ đầu tư; Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư 37,5/38,5 ha (chỉ còn 01 ha chưa bàn giao). Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện nay bắt đầu triển khai; Khu Công nghiệp, Đô thị VSIP 7 Nghệ An hoàn thành việc chuyển mục đích đất lúa, bàn giao cho chủ đầu tư 48 ha và đang tiến hành giải phóng diện tích còn lại của giai đoạn 1(182 ha).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế tồn tại:

- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định và thực hiện giải phóng mặt bằng đã đạt kết quả tích cực (năm 2013, năm 2014, 2015), nhưng vẫn còn một số nội dung, hạng mục chậm so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số trường hợp chưa tạo đồng thuận cao của người bị thu hồi đất.

- Một số tồn tại của Luật Đất đai năm 2003, nhưng nay thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cũng chưa được giải quyết, gây bức xúc cho nhân dân; chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nhiều thay đổi ản hưởng đến quyền lợi của người dân.

- Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư ở một số địa phương chưa tốt.

- Phần lớn cấp huyện chưa chủ động trong việc xây dựng trước các khu tái định cư, nên khi có dự án đầu tư vào địa bàn đã gây nên sự lúng túng, bị động làm ách tắc và kéo dài thời gian thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn.

- Kinh phí phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản còn chậm, chưa kịp thời. Đặc biệt là kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung.

Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đáp ứng tiến độ của dự án và được sự đồng thuận cao của người dân bị ảnh hưởng thì hệ thống chính quyền các cấp phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, rất khó khăn và phức tạp. Do đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên. Rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc phòng xã hạnh lâm, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)