3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 3.1.2.1.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản a. Trồng trọt
Toàn huyện đã gieo trồng được 29.738 ha, kết quả thực hiện như sau:
- Lúa: Tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện 12.461 ha; năng suất bình quân đạt 57,70 tạ/ha, sản lượng đạt 71.900 tấn. Diện tích đất trồng lúa tập trung ở các xã Thanh Xuân (630,64 ha), Võ Liệt (479,73 ha), Thanh Mai (452,64 ha).
- Ngô: Diện tích ngô đạt 7.257 ha, năng suất bình quân đạt 50,73 tạ/ha, sản lượng đạt 36.815 tấn.
- Lạc: Diện tích gieo trồng 1.397 ha, năng suất đạt 21,66 tạ/ha, sản lượng đạt 3.027 tấn.
- Cây lạc: Diện tích gieo trồng 1.264 ha, năng suất đạt 22,99 tạ/ha, sản lượng đạt 2.908 tấn.
- Cây chè: Duy trì diện tích chè hiện có 4.399,4 ha.
b. Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu, bò là 77.991 con, tăng 2.177 con so với cùng kỳ. - Tổng đàn lợn là 117.041 con, tăng 1.366 con so với cùng kỳ.
c. Lâm nghiệp
huyện Thanh Chương là 62.963,99 ha, trong đó:
- Rừng phòng hộ có diện tích 20.192,99 ha tập trung nhiều tại các xã Thanh Thủy (5.021,91 ha), Thanh Đức (4.848,32 ha), Hạnh Lâm (4.595,56 ha).
- Rừng sản xuất có 42771,01 ha tập trung nhiều tại các xã Thanh Đức (7.210,70 ha), Thanh Thủy (3818,49 ha), Hạnh Lâm (3.832,07 ha).
d. Nuôi trồng thuỷ sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 908,7 ha, sản lượng đạt 1.726,5 tấn. Trong đó diện tích nuôi cá vụ Đông là 450 ha, sản lượng 362 tấn.
3.1.2.1.2. Công nghiệp - Xây dựng a. Sản xuất Công nghiệp, TTCN
Sản xuất Công nghiệp, TTCN tiếp tục được duy trì và phát triển, kết quả cụ thể như sau:
- Sản lượng tinh bột sắn ước đạt 26.500 tấn; - Sản lượng chè búp khô ước đạt 5.570 tấn; - Sản lượng gạch nung ước đạt 69,5 triệu viên;
b. Xây dựng
Hoạt động ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2017 có bước tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn huy động toàn xã hội ước đạt 1.250 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ đã được ghi vốn trong kế hoạch năm 2016 là 98,105 tỷ đồng.
Các công trình đã được bố trí vốn trong kế hoạch 2017 đang được triển khai thực hiện: Đường giao thông liên xã Thanh Hưng - Thanh Phong; Trạm bơm 20/7 xã Thanh Hà; Đập Bàng Nhượng xã Thanh Thịnh, Trạm Bơm Tràng Hàn xã Thanh Phong; Nhà hội trường UBND huyện, trường THCS Thanh Ngọc và các công trình thuộc chương trình nông thôn mới, chương trình 135... Đã chủ động, tích cực trong thu hút đầu tư nhất là 2 công trình quan trọng: Cầu Đò Cung, Đường từ Trung tâm huyện đi khu Tái định cư
(giai đoạn 2).
3.1.2.1.3. Thương mại, dịch vụ
Doanh số hoạt động thương mại 09 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.660 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đảm bảo đúng quy định, các ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.567 tỷ đồng, trong đó chi nhánh NN&PTNT Thanh Chương huy động 1.452 tỷ đồng.
Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo, sinh viên, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường, trồng rừng… với tổng doanh số cho vay 141,9 tỷ đồng.
Các đơn vị dịch vụ nông nghiệp đã thực hiện cung ứng giống, phân bón đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân. Đã cung ứng 331,3 tấn giống và 5.860,6 tấn phân bón, vật tư các loại.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Mạng lưới đường giao thông và vận tải nông thôn được phân bố tương đối hợp lý, nhưng do đặc thù về tự nhiên nên không thể đảm bảo đi lại trong mọi điều kiện thời tiết còn hay ách tắc về mùa mưa lũ, việc bảo dưỡng đường không được thường xuyên vì thiếu kinh phí, do đó làm cho đường chóng bị hư hỏng xuống cấp. Hệ thống giao thông của huyện bao gồm:
- Đường Quốc lộ: Quốc lộ 46 chạy qua huyện Thanh Chương với tổng chiều dài là 45 km. Đoạn từ giáp huyện Nam Đàn đến đường Hồ Chí Minh dài 23,3 km đã được rải thảm nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp III đường bộ, nền đường rộng 9,0 m, mặt đường rộng 7,5 m. Đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Thanh Thuỷ dài 22,0 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi có
nền đường rộng 7,5 m và mặt đường rộng 6,0 m.
- Đường Tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 533 chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 57,5 km. Đây là trục đường giao thông chính của vùng hữu ngạn, đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, đường rộng 6,5 m. Tuy đã được nâng cấp, sữa chữa nhưng nhiều đoạn nền đường và mặt đường còn hẹp, thấp, cầu cống chưa hoàn chỉnh, về mùa mưa đi lại còn khó khăn.
- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài tuyến đường huyện có 235,7 km, đường đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi. Đến nay đã được rải nhựa 40,6 km, đường cấp phối khoảng 29,0 km, còn lại là đường nền đất, đi lại còn gặp rất khó khăn.
- Đường xã, liên xã: Toàn huyện có 489,2 km đường xã, trong đó: Đường nhựa 66,8 km, cấp phối 54,8 km, bê tông 14,2 km, còn lại là đường nền đất.
- Đường thuỷ: Sông Lam chạy qua huyện dài khoảng 27,0 km, cùng với sông Giăng, sông Trai, sông Rào Gang, sông Con và sông Hoa Quân tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ tương đối dày đặc phục vụ cho việc vận chuyển cát, sỏi xây dựng và khai thác lâm sản.
b. Thủy lợi
Xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp với khoảng 70 hồ, đập quy mô nhỏ, 24 hồ tiểu thuỷ nông, 05 hồ đập trung thuỷ nông, 72 trạm bơm và hàng trăm km kênh tưới, tiêu các loại.
Hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng tương đối kiên cố, góp phần đảm bảo cơ bản nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hiện nay các hệ thống, công trình thủy lợi trên địa bàn đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn khó khăn, hệ thống hồ đập ở các xã trong vùng được xây dựng khá lâu cần phải sửa chữa nâng cấp nhưng chưa thực hiện được nhiều.
c. Giáo dục, đào tạo
Tổng số đơn vị trường học và cơ sở giáo dục hiện có trên địa bàn huyện là 183 đơn vị. Trong đó có 52 trường Mầm non, 63 trường Tiểu học, 40 trường Trung học cơ sở, 7 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, thành lập 20 Trung tâm học tập cộng đồng đã hoạt động có hiệu quả.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017: Có 193 em đạt HSG cấp tỉnh, 4 em HSG cấp Quốc gia, 33 giáo viên THPT đạt GVDG cấp tỉnh; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,70% (cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh 1,2%); ngành giáo dục được UBND tỉnh xếp loại xuất sắc.
Trong năm học 2016 - 2017 có thêm 04 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 3 trường mức độ 1 (TH Thanh Giang, TH Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Cảnh Chân), 1 trường mức độ 2 (TH Võ Liệt 2), đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia trên huyện lên 79 trường đạt tỷ lệ 61,2%.
d. Y tế
Đến nay số trạm y tế có bác sỹ làm việc được giữ vững là 40/40 trạm; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ 38/40 trạm; tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân là 9,70 giường/vạn dân. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa và các Trạm y tế được nâng cao. Thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, sốt xuất huyết, sốt rét. UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đến nay có 30/40 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 75,00%.
e. Văn hóa và thông tin
Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ được nâng lên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức với hình thức phong phú, sôi nổi gắn với kỷ niệm những ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước như: Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng, Mừng Đảng - Mừng Xuân 2017; Kỷ niệm Ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021...Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Công tác bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị các di tích lịch sử được quan tâm thường xuyên. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Bạch Mã; tổ chức thành công Lễ hội Bạch Mã, Lễ hội đền Bà Chúa năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm có thêm 03 di tích cấp tỉnh được công nhận xếp hạng đưa tổng số di tích được công nhận xếp hạng trên địa bàn huyện lên 50 di tích. Các chỉ tiêu cơ bản của lĩnh vực văn hóa thể dục thể thao như sau: Tỉ lệ gia đình văn hóa 83%; tỉ lệ làng bản, khối phố văn hóa 70%; tỉ lệ xã, phường có thiết chế VHTTTT đạt chuẩn quốc gia 35%.
3.1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2.3.1. Những lợi thế
- Về vị trí địa lý: Thanh Chương là một huyện có lợi thế về giao thông
(với tuyến đường Quốc lộ 46, Tỉnh lộ 533, đường Hồ Chí Minh chạy qua và hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, liên thông dày đặc), thị trường, quỹ đất và nguồn lao động. Một số tiềm năng bước đầu đã được phát huy, là địa phương nằm trong vùng ưu tiên đầu tư của tỉnh.
- Về hạ tầng cơ sở: Có đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Thanh Thủy, có đường biên giới với nước bạn Lào; tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, lưu thông và trao đổi hàng hóa thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và con người.
- Về nguồn lực lao động: Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp.
- Về An ninh, trật tự: được giữ vững, các cơ quan quản lý nhà nước nắm vững các quy định pháp luật, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật,... có chất lượng cuộc sống văn hóa, thân thiện và lịch thiệp.
3.1.2.3.2. Khó khăn - Về địa hình:
+ Dạng đồng bằng: có khoảng 12% đất ở dạng này bị ngập lụt hàng năm là các bãi bồi ven sông và các chân ruộng thấp dọc các khe suối.
+ Dạng địa hình đồi: Phía Tả Ngạn đồi không tập trung thành những vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã do khai thác không hợp lý nên tầng đất mỏng, độ phì kém, có nơi đã trơ sỏi đá.
+ Dạng núi: Núi cao trên 800 m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại là núi thấp từ 200 m - 800 m, phần lớn là núi trọc rải rác cây bụi, trơ sỏi đá.
- Về khí hậu thời tiết: Tiềm ẩn nhiều hiện tượng bất lợi như mưa lớn dài ngày gây lũ quét, khô hạn vào mùa khô... gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất của nhân dân và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Về cơ sở hạ tầng: Tuy có sự đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương, cơ sở hạ tầng vẫn ở tình trạng chưa đồng bộ. Đây là khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Chất lượng lao động tăng chậm, nhiều lao động trẻ có chất lượng cao phần lớn làm việc ở các thành phố, ít trở về quê làm việc, lực lượng lao động tại chỗ xuất thân từ nông nghiệp ít thích vào làm công nhân công nghiệp, chuyên môn kỹ thuật hạn chế, tính kỷ luật không cao. Vì vậy lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ ít được phát huy.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai huyện Thanh Chương
3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Chương
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017 đến ngày 31/12/2017, huyện Thanh Chương có tổng diện tích đất tự nhiên là 112.692,87 ha. Trong đó, xã Thanh Tường có diện tích nhỏ nhất với tổng diện tích tự nhiên là 304,63 ha; xã có diện tích lớn nhất là xã Thanh Đức với diện tích 17.125,94 ha. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2017 của huyện như sau: Đất nông nghiệp 97.235,90 ha, chiếm 86,28% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 12391.43 ha, chiếm 11 % tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 3.065,54 ha, chiếm 2,72% tổng diện tích đất tự nhiên.
a. Đất nông nghiệp
Đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 97.235,90 ha, chiếm 86,28% diện tích tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2019
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 97235,9 100,00 1.1 Đất trồng lúa LUA 10099,12 10,39
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước LUC 7350,95 7,56
1.2 Đất trồng cây hàng năm HNK 18381,82 18,9 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 14652,02 15,07
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 20192,99 20,77
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 0
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 42771,01 43,99
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1.8 Đất làm muối LMU 0 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 330 0,339
(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2017- huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)
b. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp hiện của huyện là 12.391,43 ha, chiếm 11 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2019
Stt Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN
12.391,43 100
2.1 Đất quốc phòng CQP 469,77 3,791
2.2 Đất an ninh CAN 372,96 3,01
2.3 Đất khu công nghiệp SKK -
2.4 Đất khu chế xuất SKT -
2.5 Đất cụm công nghiệp SKN -
2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 9,7 0,078
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 112,28 0,906 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã DHT 4857,26 39,2
2.10 Đất di tích lịch sử văn hóa DDT 6,13 0,049
Stt Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 8,79 0,071
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.950,75 15,74
2.14 Đất ở đô thị ODT 55 0,444
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 23,94 0,193 2.16 Đất xây dựng trụ sở cơ quan của tổ chức sự
nghiệp DTS 8,76 0,071
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG -
2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 7,77 0,063
2.19 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
hỏa táng NTD 1132,7 9,141
2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 32,78 0,265
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 51,2 0,413
2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2,46 0,02
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 81,77 0,66
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2941,52 23,74 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 65,56 0,529