Trong quá trình sản xuất và ương cua cũng như nuôi thương phẩm thì tỷ lệ sống là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế. Từ đó tìm ra những biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống là vấn đề cần được quan tâm.
Trong quá trình thí nghiệm với tỷ lệ thay thế Artemia bằng thức ăn công nghiệp, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn biến thái (%) Giai đoạn Nghiệm thức NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 Zoea 1 100a 100a 100a 100a 100a Zoea 2 45,5 c ± 0,87 50,2d ± 0,40 48,9 d ± 0,59 38,1b ± 0,46 20,7a ± 0,27 Zoea 3 42,3 c ± 0,26 46,7 d ± 0,33 46,2 d ± 0,35 28,51 b ± 0,31 0a ± 0,00 Zoea 4 39,5 c ± 0,23 43,6 d ± 0,39 40,4 c ± 0,38 21,6 b ± 0,26 0a ± 0,00 Zoea 5 34,1 c ± 0,33 39,8 e ± 0,33 37,7 d ± 0,29 10,7 b ±0,34 0a ± 0,00 Megalope 10,7 c ± 0,35 15,2 d ± 0,20 14,4 d ± 0,48 2,3b ± 0,55 0a ± 0,00
Lưu ý: Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c , d, e) khác nhau thể hiện sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua kết quả nghiên cứu trình bày trong Bảng 3.3 có thể nêu ra 1 số nhận xét như sau:
Kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn Megalope tỷ lệ sống cao nhất đạt 15,2% ở TN2, thấp nhất 0% ở TN5 và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05); riêng TN2, TN3 sự sai khác về tỷ lệ sống trong thời gian thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
NT1, NT2 và NT3 cho kết quả về tỷ lệ sống khả quan hơn các nghiệm thức còn lại ở giai đoạn Megalope, thể hiện qua tỷ lệ sống trung bình đạt cao ở lần biến thái đầu tiên 45,5%, 50,2% và 48,9% và tỷ lệ sống không giảm quá thấp ở những lần chuyển giai đoạn tiếp theo như ở NT4, NT5.
Mức độ phân tán của các số liệu thu từ kết quả thí nghiệm không lớn lắm chứng tỏ tỷ lệ sống trung bình đạt được ở các giai đoạn là ổn định.
Trong cùng 1 giai đoạn phát triển của ấu trùng, ở các lô thí nghiệm tỷ lệ Artemia và thức ăn công nghiệp khác nhau thì tỷ lệ sống đạt được khác nhau. Cụ thể:
- Ở NT5, khi sử dụng TACN 100% cho tỷ lệ sống thấp nhất 0% ở giai đoạn Zoea 3, có thể do TACN không chứa các acid béo không no là chất rất cần thiết cho ấu trùng sinh trưởng - phát triển. Các acid béo không no n-3 (n-3 HUFA) có mặt trong Artemia giúp thúc đẩy sự tồn tại và tăng trưởng của cua giai đoạn ấu trùng (Takeuchi và ctv, 2000) [65]. Thức ăn công nghiệp lại nhanh hòa tan trong nước nên ấu trùng không bắt mồi được. Nguyên nhân độ ẩm của TACN ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng
(Lê Đức Ngoan và ctv, 2008) [14]. Djunaidah và ctv, (2003) cho rằng, ấu trùng không được cho ăn trong vòng 48 h sau khi nở sẽ dẫn đến tỷ lệ chết rất cao. Thức ăn rất quan trọng đối với ấu trùng Zoea 1, tỷ lệ sống có cao hay không thì thức ăn ở đầu chu kỳ ương sẽ quyết định [38].
- Ở NT4, sử dụng kết hợp TACN và Artemia nhưng lượng Artemia thay thế quá ít so với nhu cầu. Dẫn đến ấu trùng có thể sẽ thiếu acid béo không no, vitamin, khoáng chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chúng. Cơ thể không tích lũy đủ chất dinh dưỡng cần thiết ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng, làm tỷ lệ sống hao hụt. Ngoài ra, việc tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ Zoea có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống ở giai đoạn Megalope (Zeng và Li, 1992) [73].
- Ở NT2 và NT3 khi cho ăn kết hợp Artemia và TACN, ấu trùng tăng khả năng bắt mồi, tăng thêm nguồn protein, lipid để tích lũy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình lột xác và phát triển; đồng thời làm giảm những hạn chế khi sử dụng một loại thức ăn Artemia hoặc TACN. TACN ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng
và phát triển, còn làm gia tăng cơ hội bắt mồi của ấu trùng, đặc biệt khi ấu trùng có
kích thước lớn hơn, tốc độ bơi nhanh hơn nên tăng khả năng bắt mồi. Do TACN chứa một số hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng và Artemia còn hạn chế (Holme và ctv, 2006) [45]. Ngoài ra, hầu hết ấu trùng đều thiếu các enzyme cần thiết để có thể sử dụng hiệu quả TACN; vì vậy phải dựa vào thức ăn tươi sống (luân trùng, Artemia) để hổ trợ tiêu hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng trong TACN (Bromage và ctv, 1995) [36].
- Vào giai đoạn Z1 - Z2, lý giải về hiện tượng giảm tỷ lệ sống giai đoạn chuyển Zoea đầu tiên, có thể ấu trùng lúc này chưa thích nghi với môi trường mới. Và mặc dầu Artemia có đủ các thành phần dinh dưỡng vi lượng đa lượng nhưng ở giai đoạn Zoea 1, Zoea 2 có thể do tốc độ bơi của Artemia quá nhanh so với khả năng bắt mồi của ấu trùng (Nguyễn Cơ Thạch, 2000) [27].
- Từ giai đoạn Zoea 3 tỷ lệ sống qua các giai đoạn giảm không đáng kể chứng tỏ ở giai đoạn này nauplius Artemia là thức ăn thích hợp để ương nuôi ấu trùng. Có thể do lúc này ấu trùng đã thích nghi hơn với môi trường đồng thời kích thước của ấu trùng lớn hơn, tốc độ bơi nhanh hơn nên tăng khả năng bắt mồi. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Cơ Thạch, 2000 [27].
- Trong suốt quá trình thí nghiệm, chúng tội nhận thấy rằng tỷ lệ sống cũng hao hụt đáng kể từ giai đoạn Zoea 5 chuyển sang Megalope, có thể do ấu trùng chuyển giai đoạn sang Megalope không đồng loạt, dẫn đến ấu trùng cắn nhau cũng có thể là nguyên nhân gây hao hụt trong giai đoạn này. Lúc này, ấu trùng Megalope chuyển từ bơi lội thụ động sang chủ động và bắt mồi thụ động sang chủ động. Sự hình thành các
động đã đòi hỏi ấu trùng phải tích lũy chất dinh dưỡng về chất và lượng. Vì tập tính ăn thịt lẫn nhau nên có thể ấu trùng Megalope mới lột xác sẽ là con mồi cho ấu trùng Megalope lột xác trước đó (Hill, 1980) [43]. Bên cạnh đó, Zeng và Li (1992) cũng nhận định thêm rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ Zoea có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống ở giai đoạn Megalope [73].
Năm 1977, tác giả Warner cho rằng (được trích dẫn bởi Hoàng Ðức Ðạt, 2004): “Trong tự nhiên tỷ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra trong suốt chu kỳ sống, nguyên nhân là do tập tính ăn lẫn nhau" [2]. Mặc dù chưa có chính xác mỗi cá thể Megalope sẽ ăn bao nhiêu Meagalope vừa lột xác nhưng theo Trương Trọng Nghĩa (2004) thì số lượng nauplius Artemia tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 114 cá thể. Nên trong giai đoạn này chúng cần một loại thức ăn giống đặc điểm thức ăn tự nhiên để kích thích tính ăn của ấu trùng và hạn chế ăn thịt lẫn nhau [68] .
Khi chuyển sang giai đoạn Megalope ấu trùng có khuynh hướng chuyển sang sống bám vào vật thể, do đó ở giai đoạn này nền đáy đối với chúng là rất quan trọng vì chúng hoạt động tích cực và ăn tạp (Hoàng Đức Đạt, 2004) [2].
Những ngày đầu ở giai đoạn Megalope, ấu trùng bơi nhanh nhẹn sống phù du, do vậy cho ấu trùng ăn thức ăn có khả năng trôi nổi như Artemia là rất thích hợp. Những ngày cuối của giai đoạn Megalope chúng có tập tính sống bám vào giá thể, chuyển xuống sống đáy và ít bơi lội so với ấu trùng Zoea cho nên thức ăn Artemia vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với chúng. Còn TACN không còn kích thích được tính ăn của ấu trùng Megalope khi như còn ở giai đoạn Zoea nên đồng thời làm giảm khả năng bắt mồi của ấu trùng. Ấu trùng Me cần 1 loại thức ăn có khả năng chìm xuống đáy, lâu phân rã và có hàm lượng đa lượng vi lượng cao như thức ăn chế biến thịt, tôm, mực, gan. Trong khi đó, từ giai đoạn Z4 - Z5 nước ương thường có hiện tượng nhầy keo nước làm ấu trùng dễ bị nhiễm khuẩn, ăn yếu suy dinh dưỡng nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hao hụt khi chuyển sang Megalope. Trong thực tế sản xuất, nhận thấy ấu trùng cua từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 3 có kích thước khá đều nhau nhưng khi phát triển đến giai đoạn Zoea 4, Zoea 5 thường có sự phân đàn rõ rệt nên tỷ lệ sống không cao do chúng ăn lẫn nhau (Nguyễn Cơ Thạch, 2000) [28] .
Tóm lại, trong giới hạn thí nghiệm tỷ lệ thay thế 75% thức ăn Artemia và 25% TACN đạt tỷ lệ sống cao nhất và thời gian biến thái ngắn nhất. Có thể thay thế đến 50% TACN trong quy trình vẫn bảo đảm tỷ lệ sống khá cao.
Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó như kết quả nghiên cứu của Holme (2006), tác giả nhận định sử dụng 50% Artemia 50% TACN cho tỷ lệ sống cao hơn khi dùng 100% Artemia và 100% thức ăn công nghiệp [45]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Châu Tài Tảo (2013), nghiệm thức bổ sung Lansy vào giai đoạn đầu của cua đá cho tỷ lệ lột xác và phát triển tương đối đồng loạt và sớm hơn
so với nghiệm thức chỉ cho ăn Artemia và nghiệm thức bổ sung Lansy vào giai đoạn sau [25]. Thức ăn và tỷ lệ phối trộn thức ăn có ảnh hưởng rất lớn lên tỉ lệ sống của ấu trùng Megalope cua biển. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2000), Nguyễn Cơ Thạch (1998)
cũng nhận định cho ấu trùng ăn một loại thức ăn đơn lẻ là Artemiadẫn đến tỷ lệ sống
đến giai đoạn Zoea 5 thấp hơn so với các thí nghiệm trước đây có sử dụng thức ăn kết hợp [1], [26].