Định hướng quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng và đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý cảnh quan khu nghỉ dưỡng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 90)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. Định hướng quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng và đề

Dựa vào điều kiện khí hậu và đất đai, đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của các loài cây, quy hoạch tổng thể của thành phố, đặc điểm văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế của khu vực nghiên cứu, tác giả đưa ra được các giải pháp như sau.

3.4.1. Định hướng chung trong quy hoạch, tôn tạo hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng

3.4.1.1. Đề xuất một số định hướng quy hoạch cảnh quan trong các khu nghỉ dưỡng

Tổ chức không gian trong khu cây xanh sinh động hấp dẫn, sử dụng các yếu tố thiên nhiên: cây xanh, mặt nước, địa hình và các kiến trúc nhân tạo, tạo sự thay đổi về không gian đối với từng khu chức năng, tuy nhiên tránh lạm dụng để không phá vỡ bố cục cảnh quan.

Đối với công viên Nhật Lệ:

sinh, khu ngoạn cảnh. Đối với Resort, tại các khu dịch vụ và khu điều hành nên bổ sung thêm các chủng loại cây xanh để giảm bớt sự đơn điệu.

Tổ chức không gian cây xanh sinh động nhưng vẫn ưu tiên một số loài cây địa phương như Lát hoa,.. khôi phục lại cây xanh và cảnh quan bị hại do thiệt hại bão số 10 năm 2017.

Tổ chức mạng hệ thống giao thông đường bộ, đường dạo trong công viên một cách linh hoạt mềm dẻo, tạo hiệu quả về không gian, hướng nhìn, tầm nhìn, đảm bảo yêu cầu liên hệ giữa các khu chức năng. Tổ chức hệ thống giao thông cơ giới phục vụ kỹ thuật cho công viên và khách tham quan, không gây khói bụi ảnh hưởng cảnh quan môi trường, không ảnh hưởng đến tính chất nghỉ ngơi văn hóa. Bố trí thêm đường dạo trong các khu vực nhiều diện tích cỏ tại công viên Nhật Lệ nhưng không làm vỡ bố cục của công viên.

Đối với công viên có thể bố trí cảnh quan theo chủ đề để tạo nên sự khác biệt cho công trình, thay thế những hàng cây đã già và xuống cấp bằng những chủng loại cây gỗ chẳng hạn như Sò đo cam, Kim giao, Bàng đài loan,…cây bụi, cây cảnh có hình dáng đẹp như Mai chiếu thủy, Thiên điểu, Huỳnh Anh vàng,... Số lượng và chủng loại cây bụi, cây phủ nền, cây cảnh và tạo hình còn thiếu đa dạng, điều này đã và đang làm cho giá trị đa dạng sinh học của công viên bị hạn chế, cần tiến hành quy hoạch bổ sung thêm nhiều loài cây hơn nữa. Một số loài cây bị hư hại, gãy ngọn, kém phát triển, nghiêng ngả nên tiến hành bảo dưỡng và thay thế kịp thời để không làm mất mỹ quan của công viên.

Hệ thống công viên một số nơi bị sụt lún nghiêm trọng, hệ thống bó vỉa và nền vỉa hè một số nơi đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người đi lại, cần phải tu sửa khắc phục kịp thời.

Hệ thống điện chiếu sáng trong công viên một số khu vực như khu dạo ven sông, khu quảng trường còn thiếu, cần bổ sung thêm hệ thống điện chiếu sáng để đảm bảo sinh hoạt của người dân.

Tại Sun Spa Resort:

Bởi vì diện tích tương đối lớn cho nên cần bố trí thêm các đường dạo để kết nối các khu lại với nhau.

Bố trí quy hoạch và xác định quy mô các khu chức năng cảnh quan (nhà ở, khu dịch vụ, khu thể thao, khu giải trí,…) hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi để đi bộ.

Tổ chức không gian khu nghỉ dưỡng trên nguyên tắc hài hòa với tự nhiên, đồng thời gắn kết với các yếu tố nhân tạo, các hoạt động của khu nghỉ dưỡng và quy luật gắn kết để tạo không gian cảnh quan khu nghỉ dưỡng. Tổ chức kiến trúc cảnh quan với mục đích nâng cao chất lượng khu nghỉ dưỡng nhưng không phá vỡ cấu trúc cảnh quan tự nhiên.

công viên lẫn Resort.

Hệ thống hồ nhân tạo của Resort không được nạo vét thường xuyên, hồ có mùi hôi thối, rêu mọc nhiều. Các chòi nghỉ, ghế đá bị hư hại khá nhiều do lâu ngày không được sử dụng, cần phải tiến hành khắc phục và dọn dẹp vệ sinh đảm bảo tính mỹ quan cho công trình.

3.4.1.2 Đề xuất một số hình thức phối kết cây xanh

Hình thức phối kết cây độc lập

Đối với các không gian thích hợp bố trí cây độc lập, những loài cây này thường là những loài cây có hình dáng ương đối độc đáo, có khả năng thu hút sự cảm thu thị giác, ví dụ như: Sanh, Si, Đa,... Cây độc lập nên được bố trí làm trung tâm bố cục phong cảnh và kiêm luôn cả cận cảnh do cây có thể cho phép quan sát ở khoảng cách gần. Có thể bố trí cây thân gỗ thấp hoặc cây bụi, cây cảnh được cắt xén theo các hình khối hài hòa với công trình. Đồng thời, cây độc lập có thể kết hợp với màu sắc, tán lá có tác dụng phân chia lại nhịp điệu của kiến trúc công trình giúp cho cảnh quan hài hòa và có tỉ lệ đẹp hơn.

Các cây cảnh trồng độc lập thường là những cây có hình dáng đặc biệt. Ví dụ như cây Ngâu cắt thành hình tròn, cây Cọ cảnh, Cau, Dứa Nam Mỹ,…

Hình 3.15. Minh họa hình thức phối kết cây độc lập trong khu nghỉdưỡng

Hình thức phối kết cây theo nhóm

Phối kết theo nhóm cây thường bao gồm một cây chủ đạo và các cây phụ trợ, tạo thành một bố cục thống nhất với hình dáng và màu sắc chủng loại cây đa dạng, làm cho không gian thêm sinh động. Ngoài ra, nhóm cây có thể sử dụng để tạo đường viền, khung phong cảnh, điều chỉnh hướng nhìn, hay có thể theo một ý đồ nhất định như: khép kín, mở, chắn tầm nhìn, báo hiệu điểm rẽ hoặc điểm kết thúc trục đường.

Cây có thể phối kết theo nhóm như: cụm Hồng Lộc, cụm Cau trắng, cây Dương kết hợp với cây Mai chiếu thủy và Agao,... Các cụm cây khi kết hợp với nhau thường được bố trí thêm các tiểu cảnh nhỏ như đèn đá, đá hoặc chum, bình tạo sẽ tạo được điểm nhấn thu hút người nhìn.

Hình 3.16. Minh họa hình thức phối kết cây theo nhóm trong khu nghỉdưỡng

Hình thức phối kết kết cây theo hàng

Các cây được phối kết theo hàng nên trồng theo một tuyến nhất định. Hàng cây được trồng theo các đường thẳng, tròn, cong hoặc tự do. Khi phối kết cây xanh theo hàng, phần trung tâm của hàng cây muốn hướng tới sẽ được nhấn mạnh và hướng người nhìn sẽ tập trung vào cảnh quan phía trước, hàng cây có thể điều chỉnh hướng thụ cảm thị giác của người quan sát, tạo nhịp điệu vị trí bề mặt công trình.

Hình thức phối kết cây theo mảng

Mảng cây xanh được sử dụng trong các trường hợp như bố trí cảnh quan tại các góc chết của công trình, hoặc những nơi có không gian thiếu thẩm mỹ. Điều này giúp cho việc điều chỉnh bố cục của công trình và đem lại hiệu quả về mặt sinh thái.

Hình 3.18. Minh họa hình thức phối kết theo mảng cây xanh trong khu nghỉdưỡng

3.4.1.3. Giải pháp thiết kế, tôn tạo cảnh quan

Cây xanh trong đô thị phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành.

Cây cổ thụ trong đô thị, trong khuôn viên các công trình, trong các vườn tự nhiên, biệt thự, nhà vườn, chùa, đền, am, miếu, nhà thờ, các di tích lịch sử - văn hoá, công trình công cộng đô thị được bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của đô thị, khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hoà, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.

Đối với cảnh quan nhân tạo như ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây xanh, giả sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của khu vực.

3.4.1.4. Đề xuất lựa chọn loài cây trồng trong các khu nghỉ dưỡng tại thành phốĐồng Hới

Cây phải phù hợp với đất đai, thời tiết, cảnh quan và kỹ thuật trồng cây (chủng loại, khoảng cách,...). Lựa chọn cây có nhiều hình dáng khác nhau để tăng thêm tính đa dạng cho cảnh quan.

Đan xen nhiều chủng loại cây với hình dáng, màu sắc với nhau đảm bảo mật độ và tỷ lệ hợp lý.

Tận dụng nguồn giống cây từ địa phương vì cây có khả năng thích nghi cao hơn,

Ưu tiên những chủng loại cây hoa dài ngày (cây trồng thảm), đối với cây trồng nội thất và cây ở các khu dịch vụ, khu tiếp đón – điều hành (tại Resort) có thể sử dụng hoa thời vụ để thu hút du khách. Đối với công viên nên lựa chọn những loại cây ít rụng lá, rụng quả, ưu tiên cây thường xanh và có hương thơm và hoa đẹp như Lộc Vừng, Giáng hương, Hoàng yến vàng,...

Lựa chọn cây có tốc độ tăng trưởng vừa phải, cây trồng chủ đạo, đặc trưng phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu tại địa phương, đặc biệt là cây có khả năng chịu được gió bão, là cây lâu niên, rễ trụ, tán gọn, ít chẻ cành, ít rụng lá, dẻo dai và dáng đẹp.

Từ đánh giá lại các loại cây đã trồng thực tế hiện nay, nhận thấy có những loại cây sau cần nhân rộng: Chuông vàng, Nhội, Lát hoa, Ngọc Lan....

Đối với cây trồng độc lập, có thể chọn các loài cây như: Đa tía, Đa búp đỏ, Ngô đồng, Bồ đề, Chuông Vàng, Phượng, Sanh...

Đối với cây trồng theo hàng tạo cảnh quan: Kim giao, Ngọc lan, Lộc vừng, Hoàng Nam, những cây thuộc họ Cau như Cau trắng, Cau vàng,....

Đối với cây trồng gần mặt nước, sông, biển: Dừa, Cau bụng, Dương liễu, Liễu, Bạch trinh biển, Bông lau,...

Đối với cây có hoa đẹp: Móng bò tím, Muồng anh đào, Hoa ban, Hoàng yến đỏ, Giáng hương,

Cây trồng thảm có màu sắc: Lẻ bạn, Cỏ lan chi, Cô tòng, Trạng nguyên, Dâm bụt thái, Trang sen, Huỳnh anh lá nhỏ, Huỳnh anh lá to,...

3.4.2. Giải pháp quản lý

3.4.2.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức

Trước tình trạng sự hiểu biết của người dân về những giá trị mà cảnh quan đem lại còn hạn chế, công tác tuyên truyền giáo dục cần được chú trọng, cần thực hiện các công việc cụ thể như sau:

Nâng cao hơn nữa hiệu quả nhận thức về trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cảnh quan, bảo vệ môi trường cho cư dân đô thị.

Thông tin, tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung về vai trò cây xanh và cảnh quan trong đời sống đô thị, giới thiệu các điển hình về xây dựng, bảo vệ, phát triển mảng xanh, cảnh quan trên thế giới, các hoạt động bảo vệ môi trường...

Tổ chức các hoạt động liên quan đến cây xanh, cảnh quan: Hội hoa xuân, ngày chủ nhật xanh, tuần lễ xanh,...

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác duy trì, quản lý và phát triển hệ thống cây xanh và cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

Thiết kế bố trí trồng cây trên các khu vực với các chủng loại đã được xác định trong quy hoạch.

Giới thiệu về các nét đẹp, vai trò của hệ thống cảnh quan thông qua các cuộc triển lãm, tham quan,...

3.4.2.2. Giái pháp khoa học kỹ thuật

Đề xuất loài cây trồng phù hợp đối với từng địa phương, công viên, khuôn viên dựa vào các tiêu chí cần có cho từng loại hình:

Chú trọng hơn trong việc thay thế các loài khôn phù hợp như cây ăn trái, cây gai nhọn, mủ độc bằng những loài phù hợp hơn.

Chọn các loai cây có dáng cân, tán lá đẹ, hoa lá có màu sắc tươi, không có hệ thống rễ ăn ngang hư hại nhà và công trình, dễ đổ ngã.

Cây có khả năng thích nghi và chống chịu mặn, phát triển tốt trong môi trường gió biến, đất cát nghèo dinh dưỡng ở thành phố Đồng Hới

Tổ chức chăm sóc cắt tỉa tán theo định kỳ và đặc điểm từng loài cây, tạo dáng cây giảm bớt thiệt hại do gió bão gây ra. Bên cạnh đó, mé cành, tải cành cũng cần chú ý đến việc tăng cường sức khỏe cho cây, tạo sự cân đối của tán cây và bộ rễ, không cắt quá nhỏ tán. Di dời cây xanh và các yếu tố trang trí nằm ở vị trí bất hợp lý.

Loại bỏ và thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh bong gốc để hạn chế thiệt hại và thay thế bằng thế hệ loài cây mới ưu việt hóa (cần thay các cây hoàng yến vàng, ...), hạn chế tối đa các thiệt hại do cây bóng mát gây ra.

Chú trọng công tác sửa tái tạo hình, khống chế chiều cao hợp lý nhằm gia tăng giá trị thẩm mỹ, tạo sự cân đối hài hòa với các công trình kiến trúc mới xây dựng và chống giông báo gây thiệt hại như trường hợp cơn bão số 10 năm 2017.

Tổ chức chăm sóc, bảo dưỡng, bón phân cho cây xanh đến giai đoạn sinh trưởng ổn định

Phát triển hình thức trồng cây trong chậu trong các dịp lễ hội, vừa tăng thẩm mỹ vừa phù hợp với các hoạt động của địa phương.

Trồng cây xanh mang bản sắc dân tộc ngoài việc nhập trồng các loại cây nước ngoài, nhất là trồng cây xanh ở tại các điểm nhấn trong khuôn viên, công viên nên ưu tiên trồng cây xanh mang bản sắc dân tộc như khóm tre, trúc, cau ăn trái, dừa ăn trái, dừa nước, hoa sen, hoa súng,...

Thay thế vỉa hè lát bê tông bằng gạch lát block, gạch có lỗ thoát nước để tăng cường thẩm thấu nước mưa vào đất, bổ sung nguồn nước ngầm trong đất tạo môi trường cho cây phát triển tốt. Thay thế đồng bộ gạch lát đường dạo và hệ thống bó vỉa bị hư hại làm mất thẩm mỹ.

Tu sửa, làm mới và nghiên cứu bố trí vị trí hợp lý hệ thống ghế ngồi trong khuôn viên và các yếu tố trang trí khác.

Ngầm hóa đường dây cáp trên không để tạo khoảng không không gian cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế việc cắt tỉa cảnh quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây và cảnh quan chung của công viên cũng như trong cảnh quan khu Resort.

Quản lý dữ liệu cây xanh, phải tiến hành đánh số các cây hiện hữu hoặc quản lý bằng các phần mềm như Autocad. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và phát triển cây xanh.

3.4.2.3. Giải pháp vềcơ chế chính sách

Đề xuất với Ủy ban thành phố bổ sung các quy định có liên quan đến bảo vệ cây, quy định về trách nhiệm bảo vệ cây xanh của mỗi người dân.

Xây dựng chương trình tổng thể cho công tác bảo vệ và phát triển hệ thống cảnh quan.

Đề xuất với ban quản lý của từng khu vực cụ thể về việc hỗ trợ kinh phí cho phát triển hệ thống cảnh quan và bảo vệ khắc phục sự cố.

Sớm ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh và cảnh quan thành phố Đồng hới cho phù hợp.

3.4.2.4. Giải pháp về công tác quản lý và tổ chức thực hiện

Xây dựng bộ máy quản lý đồng chộ, chặt chẽ, có đầy đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng quản lý hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, công tác chuyên môn, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế cây xanh, cảnh quan đô thị dội ngũ quản lý, triển khai thực hiện đi đôi với việc phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ đến với từng người dân và về kỹ năng quản lý hệ thống cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng.

Thực hiện xã hội háo trong công tác quản lý, chăm sóc cây xanh, công viên, khuôn viên, đấu thầu rộng rãi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý cảnh quan khu nghỉ dưỡng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 90)