Ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55 - 57)

Kết quả được trình bày trong bảng 4.13 như sau:

Năng suất là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc các yếu tố cấu thành năng suất như số quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Năng suất phụ thuộc vào tiềm năng năng suất của giống, điều kiện ngoại cảnh và quan trọng là biện pháp kỹ thuật canh tác.

Bảng 4.13. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ DH đến năng suất cây Ổi đài loan

Công thức KLTB quả (gam) NS cá thể kg/cây NSTT(tấn/ha)

CT1 275,17 13,11 6,56 CT2 283,05 15,31 7,65 CT3 299,09 18,31 9,15 CT4(đ/c) 262,96 10,57 5,29 P <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,75 0,69 0,34 CV% 0,1 2,4 2,4

 Khối lượng trung bình quả

Khối lượng trung bình quả là yếu tố chính quyết định năng suất. Khối lượng trung bình quả không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Kết quả thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy khối lượng trung bình quả thương phẩm của giống Ổi đài loan dao động từ 262,96 - 299,09 gam. Các công thức 1, CT2 và công thức 3

cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 đạt khối lượng cao nhất 299,09 gam/quả.

 Năng suất cá thể và năng suất thực thu

Giống Ổi đài loan qua theo dõi ở các công thức phân bón khác nhau đạt 10,57 – 18,31 kg/cây. Các công thức phân bón khác nhau đều cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó công thức 3 cho năng suất cao nhất 18,31 kg/cây.

Năng suất thực thu đối với cây ổi năm 7 tuổi ( mật độ 500 cây/ha) đạt được từ 5,29 đến 9,15 tấn/ha. Công thức 3 cao nhất đạt 9,15 tấn/ha.

4.14.Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ DH đến một số chỉ tiêu chất lượng quả

Đặc điểm hình thái và chất lượng quả là đặc trưng của giống nhưng cũng chịu tác động của điều kiện môi trường. Các chỉ tiêu chiều cao quả, đường kính quả, độ dày thịt quả là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất và chất lượng của giống Ổi đài loan. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ DH đến chỉ tiêu chất lượng quả của cây Ổi đài loan

Công thức Chiều cao quả (cm) Đường kính quả

(cm) Độ dày cùi (cm) CT1 7,49 7,49 1,76 CT2 7,63 7,63 2,14 CT3 8,41 8,41 2,31 CT4(đ/c) 5,65 5,65 1,75 P <0,05 <0,05 <0,05 LSD05 0,33 0,3 0,34 CV% 0,1 2,2 0,76

Chiều cao quả: Qua bảng 4.14 ta thấy các công thức thí nghiệm có chiều cao quả trung bình khá cao từ 5,65 đến 8,41 cm, trong đó công thức

Đường kính quả: đây là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định khối lượng của quả cũng như năng suất cây trồng. Qua bảng 4.14 sự chênh lệnh đường kính quả từ 5,65 đến 8,41cm. Công thức 3 cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các công thức còn lại tương đương với công thức đối chứng.

Độ dày cùi: Là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng tiêu dùng, chế biến của quả. Giống Ổi đài loan có độ dày cùi lớn, tỷ lệ thịt quả cao. Độ dày cùi quả còn liên quan đến độ chắc của quả. Nếu độ dày cùi quả lớn làm tăng độ chắc của quả, tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả.

Qua bảng 4.16 ta thấy bón các loại phân vi lượng so với đối chứng. Độ dày cùi quả giữa các công thức dao động từ 1,75 đến 2,31 cm. Các công thức đều cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón (DH) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)