Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2019 (Trang 50 - 56)

4. Ý nghĩa của đề tà

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Thành phố Điện Biên Phủ hôm nay đã có bước phát triển vượt bậc: Kinh tế phát triển nhanh, năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế có sự điều chỉnh hợp lý chuyển dịch đúng hướng đã xác định. Kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; bộ mặt đô thị đổi thay nhanh chóng. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định, tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường. Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả; vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng lên.

Đảng bộ Điện Biên Phủ xác định cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp - nông, lâm nghiệp và dịch vụ; nền kinh tế của thị xã đơn thuần là sản xuất lúa, chăn nuôi gia súc và sản xuất gạch ngói, cát sỏi. Đại hội lần thứ IX Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 đó khẳng định cơ cấu kinh tế của Thành phố là: Thương mại, du lịch, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản - nông, lâm nghiệp. Với việc xác định đúng và kịp thời điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn nên đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của thành phố, đồng thời tập trung đầu tư phát triển, do đó kinh tế thành phố phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thành phố đều tăng. Năm 2017 đạt 15,7%, năm 2018 đạt 16%, năm 2019 đạt 19,1%. GDP bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2017 đạt 790 USD, đến năm 2019 thì GDP bình quân đầu người của thành phố đã đạt 1.389 USD.

a. Thương mại – dịch vụ - du lịch

Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện khá tốt việc thu hút vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch. Đến hết năm 2019, toàn thành phố có 13 doanh nghiệp nhà nước, 89 doanh nghiệp tư nhân, 2.510 hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn. Tổng giá trị lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2019 đạt 993 tỷ đồng, chiếm 56,3% tỷ trong GDP.

Dịch vụ phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên, tốc độ tăng trưởng hàng năm 18%. Một số loại hình dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn như : Dịch vụ bưu điện, viễn thông; ăn uống; dịch vụ vận tải; dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân

sống nhân dân và khách du lịch.

Hoạt động du lịch chuyển biến tích cực, lượng khách đến tham quan du lịch hàng năm đều tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019 có 148,5 ngày lượt khách đến địa bàn tham qua du lịch, tăng 7,5 ngàn lượt so với năm 2018. Doanh thu từ du lịch và dịch vụ năm 2019 ước đạt 81,5 tỷ đồng.

b. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn Thành phố phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước; giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2018 đạt 247 tỷ đồng, năm 2019 đạt 282 tỷ đồng, năm 2019 đạt 327,5 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 3000 lao động.

c. Phát triển Nông – Lâm nghiệp

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bằng các giải pháp tích cực như đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi, triển khai dự án khai hoang ruộng nước và nương cố định, xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, khắc phục kịp thời và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 10%/năm. Công tác quản lý , chăm sóc và bảo vệ rừng kinh tế với các dự án trồng tre lấy măng và mô hình vườn rừng trồng cây ăn quả, mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất nông – lâm kết hợp.

d. Giao thông vận tải

Giao thông đối ngoại

-Đường bộ: Thành phố Điện Biên Phủ quan hệ giao lưu với quốc tế và các tỉnh trong cả nước chủ yếu bằng đường bộ. Thành phố Điện Biên Phủ là đầu mối giao thông của 2 tuyến quốc lộ:

Quốc lộ 279 nối thành phố Điện Biên Phủ với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nước Lào phía Tây qua cửa khẩu Tây Trang.

Đoạn thành phố dài 8.6 km đã được cải tạo mở rộng đoạn qua trung tâm dài gần 5 km.

Dải phân cách trung tâm là 1m Lề hè đường (3-5)x2 = (6-10) (m)

Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Mường Lay đường cấp 4 miền núi, mặt đường 5.5m – nền 7.5 m

Đoạn từ đồi Độc Lập qua sân bay nối ngã ba trung tâm chợ mới được cải tạo xây dựng lại mặt đường bê tông nhựa rộng 10,5 – 15 m.

Tuyến Huổi Phạ đi Điện Biên Đông mới được xây dựng dọc triền núi phía Đông thành phố, bề rộng đạt đường cấp V-IV, nền 6,5 – 7,5 m.

Bến xe liên tỉnh nội tỉnh cách chợ trung tâm 200m.

- Đường hàng không: Cảng hàng không Điện Biên nằm phía Tây thành phố cách trung tâm 1,2 km được cải tạo xây dựng lại đường bằng bê tông rộng 40 m dài 1800m. Cảng hàng không đã được cải tạo nâng cấp, tiếp nhận loại máy bay thân nhỏ tầm bay trung bình 500-700 km. Cảng hàng không phục vụ nhu cầu giao thông từ 2 – 3 chuyến/ngày.

Giao thông nội thị:

Mạng lưới đường nội thị đã được cải tạo xây dựng lại tương đối hoàn chỉnh đặc biệt khu vực trung tâm.

Các tuyến khác đã được cải tạo mở rộng mặt đường rộng trung bình 7- 10,5m

Tổng chiều dài 34,1 km, trong đó có 22 km đường nhựa chiếm 64%. Còn lại 12,1km là đường cấp phối, chiếm 36%.

Nhận xét:

Thành phố miền núi mới được đầu tư xây dựng lại hệ thống đường tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu giao lưu của nhân dân.

Khu vực trung tâm các tuyến đã và đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Còn lại các khu vực khác đường còn hẹp, hệ thống hè đường thoát nước chưa được xây dựng.

3.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội a. Dân số

Bảng 3.1. Tình hình dân số của TP Điện Biên Phủ đến năm 2019

TT Đơn vị hành chính Dân số Mật độ dân số

(người/km2)

1 Phường Him Lam 8035 76

2 Phường Tân Thanh 7305 242

3 Phường Mường Thanh 8765 230

4 Phường Noong Bua 3653 230

5 Phường Nam Thanh 6944 217

6 Phường Thanh Bình 4696 216

7 Phường Thanh Trường 4775 213

8 Xã Thanh Minh 1789 42

9 Xã Tà Lèng 1582 40

10 Tổng số 47.544

Phường Noong Bua mật độ tăng do tính đến khoảng 400 hộ gia đình thuộc dự án tai định cư thủy điện Sơn La tại địa bàn thị xã Mường Lay, chuyển về tái định cư tại khu Khe Chít phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ.

Tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh có rất nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, có tới 21 dân tộc.

Bảng 3.2. Tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn TP Điện Biên Phủ

TP Điện Biên Phủ Tỉnh Điện Biên

Người Thái 11,18% 40,4%

Người H'Mông 1,79% 28,8%

Người Kinh 81,64% 19,7%

Dân tộc khác 5,39% 11,1%

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT – XH TP Điện Biên Phủ, 2019) b. Các vấn đề nghèo đói và thu nhập

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm: Năm 2016 là 3,88%, năm 2017 giảm xuống còn 1,79%, năm 2018

c. Y tế

Thành phố triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chương trình phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã thanh toán xong bệnh phong, bại liệt, phòng chống sốt rét, loại trừ uốn ván sơ sinh. % số trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được tăng cường.

Bảng 3.3: Dịch vụ y tế cộng đồng của TP Điện Biện Phủ

Hạng mục Số lượng

Bệnh viện đa khoa 1 Bệnh viện với 300 giường Trạm y tế phường 8 trạm với 24 giường

Khu phẫu thuật 2 với 35 giường

Bác sĩ 188 Y tá 171 Bác sĩ chuyên môn 92 Trung cấp dược 17 Dược tá 41 Dược sĩ 5

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT – XH TP Điện Biên Phủ, 2019)

d. Giáo dục

UBND Thành phố đã ban hành Đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 và đang tích cực để triển khai thực hiện. Sự nghiệp giáo dục của Thành phố phát triển, quy mô giáo dục dần đi vào ổn định, giữ vững được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, hiện nay đang thực hiện phổ cập bậc trung học. Tính đến hết năm 2019, thành phố đã xây dựng được 14 trường đạt chuẩn quốc gia.

e. An ninh trật tự

hiện tượng đặc biệt ở nơi đây là ma tuý, tệ nạn nghiện hút ở đây vẫn chưa được kiểm soát, người nghiện lại là tầng lớp thanh niên ở độ tuổi 20 -40.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2014 2019 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)