Nghiên cứu về rừng trồng Thông mã vĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghiã thực ti ễn của đề tài

1.3. Nghiên cứu về rừng trồng Thông mã vĩ

Theo Ashfaq Ali và cs. (2019), nghiên cứu về tích lũy các bon rừng trồng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) tại Hồ Bắc, Trung Quốc. Kết quả cho thấy: Sinh khối tăng lên theo tuổi cây trồng. Tổng lượng carbon sinh khối được ước tính là 27,4; 86,0; 112,7 và 142,2 tấn/ha, lần lượt theo tuổi rừng 9, 18, 28 và 48 năm.

Theo Justine và cs. (2015) nghiên cứu rừng trồng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) ở khu vực thượng lưu sông Dương Tử. Kết quả cho thấy: Sinh khối rừng trồng tăng lên khi tuổi lâm phần tăng, dao động từ 0,84 tấn/ha trong lâm phần tuổi ba lên 252,35 tấn/ha trong lâm phần 42 năm tuổi. Sinh khối trên mặt đất (AGB) đóng góp 86,51%.

Long-Chi Chen và cs. (2016) nghiên cứu trữ lượng các bon rừng trồng Thông mã vĩ ở vùng cận nhiệt đới Trung quốc. Kết quả cho thấy: trữ lượng carbon trong hệ sinh thái rừng trồng Thông mã vĩ và rừng Thông mã vĩ tự

nhiên lần lượt nằm trong khoảng từ 78 đến 210 tấn/ha và từ 97 đến 177 tấn/ha. Mật độ dự trữ carbon trong thảm thực vật ở rừng trồng lớn hơn đáng kể so với rừng tự nhiên.

Justine và cs. (2017) nghiên cứu sinh khối và tích lũy các bon của rừng trồng Thông đuôi ngựa phía Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Kết quả cho

thấy: Trữ lượng sinh khối thay đổi từ 1,41 đến 265,33 tấn/ha; 6,87 đến 7,49 tấn/ha, và 2,66 đến 4,86 tấn/ha ở tầng cây gỗ, cây bụi và thân thảo. Tỷ lệ các bon trong các mô thực vật là 51,6%, 39,0% và 42,2% trong các lớp cây gỗ, cây bụi và thân thảo. Các bon trong sinh khối trên mặt đất đóng góp 81,7% và 60,5% trong các lớp cây gỗ và cây bụi, và tỷ lệ rễ trên thân (R/S) của sinh khối cây gỗ và lớp cây bụi trung bình là 0,23 và 0,69.

Đặng Thịnh Triều (2010) thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana). Tác giảđã chỉ ra tổng trữ lượng các bon lâm phần Thông mã vĩ ở tuổi 30 đạt từ 164,90 - 313,43 tấn/ha, trong đó, tầng cây gỗ (85,8%); vật rơi rụng (9,9%) và cỏ (3,3%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana) trên địa bàn xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)