Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực phục hồi sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 35)

Bảng 4.1. Thành phần thực vật có mạch thuộc khu phục hồi KBT loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít

TT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỉ lệ (%) Số chi Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) 1 POLYPODIOPHYTA (Dương xỉ) 3 5.88 4 4.65 4 3.85 2 MAGNOLIOPHYTA (Hạt kín) 48 94.12 82 95.35 100 96.15 2.1 Lớp 2 lá mầm 41 80.39 70 81.4 86 82.69 2.2 Lớp 1 lá mầm 7 13.73 12 13.95 14 13.46 Tổng 51 100 86 100 104 100

Nguồn:( Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít)

Hệ thực vật tại KBT loài và sinh cảnh VCV Trùng Khánh – Cao Bằng có tính đa dạng và phong phú về thành phần loài. Qua điều tra đã tổng hợp được 104 loài thuộc 51 họ, 86 chi thực vật thuộc 2 ngành chính là: Ngành Dương xỉ và Ngành Hạt kín. Nhìn vào kết quả bảng 1 và biểu đồ 01 ta thấy trong tổng số 104 loài thực vật thì ngành hạt kín chiếm chủ yếu (96.15%) tổng số loài điều tra, sự phân bố giữa các loài trong họ và chi không đều nhau. Bên cạnh những họ có nhiều loài như: Họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Ba mảnh (Euphorbiaceae), và những họ chỉ có một loài như: Họ Ráng (Dryopteridaceae), Họ Guột (Gleicheniaceae), Họ Na (Annonaceae), Họ Bứa (Clúiaceae)….. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm

hiểu đánh giá các loài thực vật bậc cao có mạch, thực vật nhóm thân gỗ có giá trị, nhóm cây thân thảo, cây bụi làm thuốc và một số loài có công dụng khác nên có thể nói rằng những số liệu thu thập được chưa phản ánh hết số lượng thực tế tính đa dạng của hệ thực vật trong khu vực.

Để bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và đặc biệt là các loài cây quý hiếm, đặc hữu… ngoài việc kiểm kê, điều tra thành phần loài và xác định được khu phân bố của chúng tại khu vực nghiên cứu, còn phải đánh giá các mức độ bị đe dọa hay nối cách khác là tình trạng bảo tồn của các loài. Việc xác định các loài thực vật dựa vào các cấp đánh giá sẽ là nguồn thông tin đầy đủ cho những người làm công tác bảo tồn, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định sát với thực tế và có tính khả thi cao.

Qua quá trình điều tra tại khu vực đã phát hiện nhiều loài cây quý hiếm, có giá trị khoa học cao được ghi trong SĐVN, Nghị định 32 của chính phủ và danh lục của IUCN. Đề tài đã thống kê được 2 loài nguy cấp, quý, hiếm phân bố trong khu vực phục hồi sinh thái của KBT.

Bảng 4.2. Danh lục những loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm ở KBT loài và sinh cảnh VCV

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN NĐ 06 IUCN

1 Burrettiodendron hsienmu

Chun et How Nghiến

ENA1a-

d+2c,d IIA

2 Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý VU IIA

* Chú thích:

- Danh lục của IUCN (2001): Endangered (EN) – Nguy cấp ; Vulnerable (VU) – Sẽ nguy cấp

- NĐ 06/2019

Trong quá trình nghiên cứu đã xác định tại vùng đệm có một số loài thuộc nhóm IIA trong NĐ 06/2019 là: Nghiến, Trai lý.

– Đây là những loài có giá trị cao về khoa học, môi trường và kinh tế, số lượng quần thể còn ít. Đối với nhóm này cần hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Trong khu vực có 2 loài trong nhóm IIA (Trai lý, Nghiến) – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Qua điều tra cho thấy số lượng cá thể của các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm còn lại trong khu vực không nhiều, một số loài bắt găp được chủ yếu là những loài cây tái sinh mới lớn hoặc những cây cong queo sâu bệnh còn sót lại.

Việc xác định các loài thực vật nguy cấp theo đánh giá của SĐVN, danh lục IUCN và Nghị định 06/2019/NĐ-CP có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc đề xuất kế hoạch bảo tồn bền vững các loài nguy cấp trong khu vực. Thức ăn chủ yếu của VCV là các loại lá và quả các loài cây, chủ yếu là phần lá và cành non.

Theo Geissmann et al. 2002 thời gian giành cho kiếm ăn của VCV tập trung vào việc ăn hoa quả; các loại thức ăn khác đóng vai trò rất nhỏ: lá (4,7%), động vật nhỏ (0,5%), loại thức ăn không xác định (8,2%). Trong tổng số 156 phút quan sát Vượn ăn hoa quả thì có hơn một nửa thời gian (56,6%) vượn ăn quả của một loại cây.

Bảng 4.3. Danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho Vượn

TT Họ Tên khoa học Tên địa phương

Các phần ăn của

vượn

1 Aceraceae 1 Acer tonkinensis Thích lá xẻ Lá 2 Alangiaceae 2 Alangium kurziim Thôi ba Hoa 3 Anacardiaceae 3 Allospondias

lakhoensis(Pierre) Stapf Mạy thố Quả, lá

4

Choerospondias axillaris(Roxb.) B.L. Burtt et.

A.W. Hill

Xoan nhừ Lá, hoa, quả 5 Pistachia weinmanifolia Khỉ bể Hoa 4 Annonaceae 6 Miliusa chunii W. T. Wang Màu cau ?

7 Polyalthia sp. Nhọc lá to Hoa, quả 5 Aquifoliaceae 8 Ilex sp. Vỏ rụt

6 Areaceae 9 Caryota urensL. Hoa, quả

10 Caryota bacsonensis Móc Quả 7 Caesalpiniaceae 11 Sp.(vine species) Vang Lá non 8 Celastraceae 12 Euonymussp. Dây gối

9 Clusiaceae 13 Garcinia multiflora Champ. ex

Benth. Dọc Hoa, quả

14 Garcinia brateata Đằng

hoàng đài Quả

15 Garcinia paucinervis Chun ex

F.C. How Hoa, quả

16 Garcinia schomurgkiana Quả 10 Euphorbiaceae 17 Bridelia fordii Hemsl. Lá, hoa,

quả

18 Bridelia ovata Lá non

19 Cephalomappa sinensis (Chun

& F.C. How) Kosterm. Lá non, quả

TT Họ Tên khoa học Tên địa phương

Các phần ăn của

vượn

21 Glochidion laevigatum Bọt ếch Quả 22 Sapium rotundifolium Hemsl.

11 Lauraceae 23 Phoebe faberi (Hemsl.) Chun Quả 24 Cryptocarya lyoniifoliaS. Lee

& F. N. Wei

25 Phoebe sp. Mạy khảo Quả 12 Loranthaceae 26 Loranthus sp. Tầm gửi Hoa 13 Meliaceae 27 Aglaia perviridis Ngâu Quả, hoa

28 Walsura cochinchinensis

(Bail.) Harms Lòng trong

14 Moraceae 29

Artocarpus nitidus Trécul subsp. lingnanensis (Merr.)

Jarr.

Mít dễ khoai

30 Artocarpus tonkinensis Chev.

ex Gagn. Mít bắc bộ Quả

31 Broussonetia papyrifera (L.)

L'Hér. ex Vent. Dướng Hoa, quả

32 Ficus cardiophylla Quả

33 Ficus cyrtophylla Wall. ex

Miq.

Sung lá

cong Hoa, quả

34 Ficus fistulosa Reinw. ex

Blume Hoa, quả

35 Ficus glaberrimaBlume Đa lá bóng Hoa, quả 36 Ficus obcura (Miq.) Corn. var.

borneensis (Miq.) Corner Quả

37 Ficus racemosa Sung Quả

38 Ficus spp. Quả

39 Ficus stenophylla Quả

TT Họ Tên khoa học Tên địa phương

Các phần ăn của

vượn

subsp.gibbosa (Blume) Corner

15 Myristicaceae 41 Horsfieldia

amygdalina(Wallich) Warburg

Máu chó lá to

16 Myrsinaceae 42 Myrsine kwangsiensis Đơn nem Quả 17 Rhamaceae 43 Ziziphus incurva Roxb. Táo ta

44 Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Táo dại 18 Rosaceae 45 Eriobotrya sp. Tỳ bà

46 Pygeum topengii Merr. Xoan đào

19 Rubiaceae 47 Sp. Cà phê Quả

48 Tarennasp.

20 Rutaceae 49 Sp. Cam Quả

21 Sabiaceae 50 Meliosma sp. Hoa bọt 22 Sapindaceae 51 Delavaya toxocarpa Dầu

choòng Quả

52 Sapindus sp. Bò hòn Quả 23 Sapotaceae 53 Madhuca pasguieri Sến mật Quả 24 Tiliaceae 54 Excentrodendron hsienmu

Chun et how Nghiến Lá, quả

25 Ulmaceae 55 Celtis sp. Sếu Lá, quả 56 Celtis tetrandra Cơm nguội

vàng Quả

57 Celtis timorensis Span.

58 Ulmus tonkinensisGagnep. Du Hoa, quả (nghi ngờ) 26 Verbenaceae 59 Callicarpa sp. Tu hú

27 Vitaceae 60 Ampelopsis cantoniensis Chè dây

61 Tetrastigma plaicaule Quả 62 Tetrastigma retinervium Pl. Lá, quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)