Thực trạng công tác QLBV rừng tại khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 41)

Cao vít

* Công tác tuyên truyền

Thực hiện nghị quyết của chi bộ Hạt Kiểm Lâm về đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng đến cơ sở và nhân dân, xây dựng đề cương, phối hợp tuyên truyền thông qua các cuộc giao ban ở xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với cán bộ xóm tổ chức họp tuyên truyền đến nhân dân.

Tuyên truyền các văn bản của nhà nước, của nghành về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR được 32 cuộc họp với trên 796 lượt nghe tại 03 xã

Chụp ảnh giám sát động thực vật rừng: 79 loài thực vật, 05 loài chim * Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng PCCCR. Thực hiện qui chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn quản lý, tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng phương án PCCCR cho 3 xã.

Kiện toàn ban chỉ huy PCCCR của 03 xã Ngọc Côn, Phong Nậm, Ngọc Khê, 28 tổ đội PCCCR ở cơ sở, đồng thời rà soát, thống kê, đánh giá hiệu quả nhu cầu mua sắm bổ sung các thiệt bị, dụng cụ, phương tiện PCCCR đã cấp phát đánh giá kết quả như sau:Các dụng cụ PCCCR cấp phát cho các xã gồm bàn dập, quốc xẻng, dao phát được quản lý và bảo quản tốt. Các dụng cụ PCCCR nêu trên thì bàn dập lửa và dao phát có hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng. Qua thống kê đã làm mất 01 bàn dập lửa, 2 con dao phát trong quá trình sử dụng, có biên bản làm việc của xóm, xác nhận của UBND xã. Nhu cầu mua sắm bổ sung trong thời gian tới là 20 bàn dập lửa bổ sung cho các xã.

Đầu mùa khô năm 2015 do thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra 03 vụ cháy rừng, kiểm lâm địa bàn và các tổ đội PCCCR ở cơ sỏ đã phát hiện và dập lửa kịp thời, tuy nhiên vẫn thiệt hại 2,04 ha rừng trồng.

Trong năm 2016 do làm tốt công tác tuyên truyền, trong năm xảy ra 02 vụ cháy rừng làm thiệt hại 2,2 ha (giảm 1 vụ so với 2015) rừng được bảo vệ tốt, cán bộ hợp đồng PCCCR rừng có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đầu mùa khô năm 2017 do thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra 02 vụ cháy rừng. Kiểm lâm địa bàn và các tổ đội PCCCR ở cơ sở đã phát hiện và xử lý kịp thời, tuy nhiên vẫn thiệt hại 4,11 ha rừng trồng.

Đầu năm 2017 đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Thực hiện qui chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ, công an, bộ đội biên phòng và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn quản lý, tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng phương án PCCCR cho 03 xã. Kiện toàn ban chỉ huy PCCCR của 03 xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Nậm, 28 tổ đội PCCCR ở cơ sở, đồng thời rà soát, thống kê, đánh giá hiệu quả, nhu cầu mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện PCCCR.

* Bảo tồn và phòng trừ sâu bệnh hại rừng

Trong năm rừng trong khu bảo tồn không có sâu bệnh xảy ra các loài động, thực vật đang được thống kê từng loại và cập nhập hàng tháng theo qui định, năm 2015 đã tổng hợp được 116 loài thực vật, 06 loài chim, bò sát. Đơn vị đã tổng hợp thực vật theo hình thái (Thân, lá, hoa, quả) được 324 loài, chụp ảnh động vật và các loài chim, bò sát được 32 loài.

* Công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Thường xuyên tuyên truyền các văn hóa của đảng, Nhà Nước về rừng và đất lâm nghiệp đến các xóm người dân ở khu bảo tồn

Bảo vệ nghêm nghặt diện tích rừng khu vực khu bảo tồn quản lý, tiến hành các biện pháp phục hồi rừng ở phân khu phục hồi sinh thái, quy hoạch trồng cây làm thức ăn, làm sinh cảnh sống cho vượn cao vít ở trong khu vực bảo tồn đã được xác định ưu tiên

Kiểm tra việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở các thôn bản, tăng cường phối kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tuần tra rừng, nhất là các vùng trọng điểm xử lý nghiêm các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên tuần tra kiểm soát lâm sản trong khu vực quản lý

Phát huy vai trò ban chỉ huy PCCCR tại các xã và tổ đội phòng cháy,chữa cháy rừng cơ sở, củng cố kiên toàn ban chỉ huy PCCCR ở các xã, điều chỉnh phương án PCCCR hàng năm

Thực hiện quy chế phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Thường xuyên theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít quản lý, cập nhập vào sổ theo doi diễn biến tài nuyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm theo quy định của cấp trên

* Công tác theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng

Đơn vị đã tổng hợp số liệu diễn biến rừng theo lô. Công tác kiểm kê rừng (nhóm 1, nhóm 2) đơn vị đã thực hiện xong chuyển hồ sơ về hạt kiểm lâm tổng hợp toàn huyện theo qui định.

* Công tác thanh tra pháp chế

Năm 2016 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

Kết quả : lập biên bản VPHC: 01 vụ (mang dụng cụ thủ công vào rừng săn bắn, bẫy) nộp ngân sách nhà nước 800.000 đồng. Các vụ vi phạm giảm 3 vụ với cùng kỳ 2016.

Các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đúng theo qui định của pháp luật.

Quản lý động vật hoang dã thông thường nuôi nhốt: Không có Quản lý các cơ sở chế biến gỗ: không có

Năm 2017 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả lập biên bản VPHC: 02 vụ, nộp ngân sách nhà nước 1.500.000 đồng.

Năm 2018 đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả: lập biên bản VPHC 01 vụ nộp ngân sách nhà nước 2.000.000 đồng.

Quản lý động vật thông thường nuôi nhốt: không có

Quản lý các cơ sở chế biến gỗ: 01 xưởng, cơ quan đã hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi xuất nhập lâm sản theo qui định.

* Công tác quản lý vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ.

Thường xuyên kiểm tra lau chùi và vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ. Giao nhận vũ khí khi giao nhận nhiệm vụ, mở sổ theo dõi giao nhận vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được bảo quản tại tủ sắt đơn vị.

* Công tác phối kết hợp với lực lượng DQTV và các cơ quan liên quan Trong năm phối hợp tuần tra được 36 cuộc = 206 lượt người tham gia Nhìn chung công tác phối hợp với các nghành liên quan đều được bàn bạc, thống nhất thời gian triển khai cụ thể, có hiệu quả, nhận thức của nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng từng bước được nâng lên, các hành vi chặt phá rừng, săn bắn, bẫy chim thú rừng giảm so với các năm trước.

* Công tác hành chính

Mở sổ theo dõi văn bản đi đến soạn thảo văn bản hành chính theo qui định, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại đơn vị, xây dựng kế hoạch hàng tháng, quí, năm, thực hiện nghiêm túc tác phong, lề lối làm việc, mặc

trang phục đúng theo qui định, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của đơn vị, của nghành đề ra.

* Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng

Phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học, điều tra đánh giá đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng

Tiếp tục đánh giá các địa điểm phục hồi sinh cảnh cho vượn cao vít trong phân khu phục hồi sinh thái, tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên, trong các loài cây bản địa trong khu bảo tồn.

* Công tác phối hợp thực hiện dự án của các tổ chức phi chính phủ Năm 2015 tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với tổ chức FFI thực hiện các hoạt dộng và kết quả đạt được như sau:

- Guồng cọn sắt 03 cái = 4090 USD

- Hỗ trợ kinh phí trồng cỏ voi: 1 ha (3 tấn giống) = 1335 USD - Hỗ trợ kinh phí nhóm sở thích: 734 USD

- Hỗ trợ kinh phí tổ tuần rừng cộng đồng hàng năm

Năm 2016 các tổ chức phi chính phủ gồm: FFI, PRCF, BCI, thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai và kết quả đạt được như sau :

- Tổ chức FFI thực hiện các hoạt động về hỗ trợ sinh kế: 17,978 USD - Tổ chức PRCF thực hiện các hoạt động về phục hồi rừng: 12,550 USD - Tổ chức BCI thực hiện các hoạt động về vay vốn tín dụng: 17,142 USD - Phối hợp với tổ tuần rừng cộng đồng tuần tra rừng được 286 lượt - Các hoạt động được triển khai, thực hiện kịp thời, có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Lập kế hoạch tuần tra theo các tuyến tuần rừng hàng tháng, tổ chức giao ban và đánh giá kết quả công tác của tuần rừng cộng đồng, đề ra phương

hướng công tác tuần tra rừng tháng tiếp theo, chi trả lương cho tổ tuần rừng cộng đồng hàng tháng theo quy định.

- Trong năm 2016 tổ tuần rừng cộng đồng tiến hành tuần tra, giám sát đa dạng sinh học được trên 312 lượt trên 13 tuyến tuần tra theo kế hoạch tuần tra BQL khu bảo tồn lập hàng tháng

Sáu tháng đầu năm 2017 các tổ chức phi chính phủ gồm: FFI, PRCF, BCI thực hiện một số hoạt động tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, BQL đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai và kết quả đạt được như sau:

Tổ chức FFI thực hiện các hoạt động về hỗ trợ sinh kế: hỗ trợ bếp tiết kiệm củi, sửa chưa guồng gọn 01 cái, tổ chức 01 chuyến thăm quan, học tập cho nhóm sở thích tại tuyên quang 01 chuyến, 10 người tham gia, tổ chức 01 cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các khu bảo tồn tỉnh Hà Giang về công tác đồng quản lý trong công tác bảo tồn thiên nhiên

Tổ chức PRCF thực hiện các hoạt động về phục hồi rừng: xúc tiến tái sinh tự nhiên 29,3 ha, nghiên cứu tái sinh sau nương rẫy lập 2 ô tiêu chuẩn, chụp ảnh xúc tiến tái sinh tự nhiên 52 điểm, thiết lập vườn ươn 2 vườn khoảng 3000 cây.

Tổ chức BCI phục hồi rừng, mở rộng hành lang đa dạng sinh học * Công tác trao đổi với khu bảo tồn Bang Lượng

Thực hiện biên bản ghi nhớ giữa sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng và Sở Lâm Nghiệp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc về việc hợp tác triển khai công tác bảo tồn Vượn Cao Vít và sinh cảnh của chúng được lãnh đạo hai bên kí ngày 13 tháng 10 năm 2015, BQL và tổ tuần rừng đã gặp và trao đổi trực tiếp được 03 lần tại mốc 783, 785, và 777, nội dung: trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn thiên nhiên, công tác PCCCR, phối hợp tuần tra rừng khu vực biên giới, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc rừng khu phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)