4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.2. Đánh giá các đề xuất từ phía các bên liên quan đến Nguồn vốn
Để có căn cứ khoa học cho các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đã nghiên cứu ở trên, những người được phỏng vấn cũng được khuyến khích đề xuất các giải pháp. Các đề xuất được đánh giá dựa trên tỷ lệ phần trăm trên tổng số đề xuất và tầm quan trọng của mỗi một đề xuất.
3.4.2.1. Đề xuất tăng trị giá khoản vay
Hình 3.4: Đề xuất giải pháp tăng giá trị khoản vay (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.
Có đến trên 56% số hộ đối tượng được điều tra cho rằng việc tăng giá trị khoản vay là một trong những giải pháp quan trọng hoặc rất quan trọng. Trong khi đó, chỉ có khoảng 0.5% cho rằng đây là giải pháp không quan trọng và 4.5% cho rằng kém quan trọng.
Hình 3.5: Đề xuất mở rộng mục đích cho vay (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.
Có đến trên 20.5% cho rằng nên mở rộng mục đích cho vay so với các mục đích hiện tại do quá trình phát triển của kinh tế - xã hội và họ cho rằng đây là những giải pháp rất quan trọng. Trên 47% cho rằng giải pháp này là quan trọng và chỉ có 2% cho rằng giải pháp này là không quan trọng và 9% cho rằng ít quan trọng.
3.4.2.3. Đề xuất tăng thời hạn cho vay
Hình 3.6: Đề xuất tăng thời hạn cho vay (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Gần 28% cho rằng tăng thời hạn cho vay là một giải pháp quan trọng, và 17% cho rằng nó quan trọng. Chỉ có 4.5% cho rằng giải pháp này không quan trọng và 13.5% cho rằng ít quan trọng.
3.4.2.4. Đề xuất giảm lãi suất cho vay
Hình 3.7: Đề xuất lãi suất cho vay (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.
Trên 31.5% số ý kiến cho rằng việc giảm lãi suất cho vay hơn nữa so với hiện tại là một trong những giải pháp rất quan trọng, 15.5% cho rằng đề xuất này là quan trọng. Trong khi đó, có 5% cho rằng giải pháp này không quan trọng và 31.5% cho rằng nó ít quan trọng.
3.4.2.5. Đề xuất điều chỉnh cơ chế trả tiền
Hình 3.8: Đề xuất điều chỉnh cơ chế trả tiền (%/tổng số hộđiều tra)
Dù nhiều ý kiến cho rằng cơ chế trả tiền hiện nay chưa phù hợp nhưng khi chúng tôi nghiên cứu tầm quan trọng của giải pháp này thì dường như nó không quan trọng. Bằng chứng là có đến trên 44.5% cho rằng nó không quan trọng, 16.5% cho rằng kém quan trọng.
3.4.2.6. Đề xuất tư vấn đầu tư
Hình 3.9: Đề xuất tư vấn đầu tư (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra
Trên 35% số ý kiến cho rằng ngoài việc cho vay, tư vấn hướng đầu tư cũng quan trọng không kém, hay nói khác đi là rất quan trọng, trên 12% cho rằng giải pháp này là cần thiết. Chỉ có 8.5% cho rằng nó không quan trọng và 26.5% cho rằng nó ít quan trọng.
3.4.2.7. Đề xuất hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hình 3.10: Đề xuất hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Trên 9.5% cho rằng việc được hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm là giải pháp rất quan trọng, gần 32.5% cho rằng giải pháp này là quan trọng. Trong khi đó, có 10% cho rằng đây không phải là giải pháp chính và 20.5% cho rằng nó ít quan trọng.
3.4.2.8. Đề xuất tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính
Hình 3.11: Đề xuất tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính (%/tổng số hộđiều tra)
Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.
Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.
Giải pháp tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính dường như không được đánh giá cao. Bằng chứng là có đến 32.5% cho rằng nó rất không quan trọng và 13.5% cho rằng không quan trọng. Chỉ có 13% cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng.